Trên 1.950 tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông nông thôn ở Cần Thơ

Theo Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 72 ngày 7/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2021, thành phố Cần Thơ đã đầu tư tổng kinh phí 1.950,25 tỷ đồng để làm mới hệ thống giao thông nông thôn từ các tuyến đường huyện, xã, phường, ấp và ngõ xóm.... Nguồn vốn đầu tư trên đạt gần gấp 3 lần so với kế hoạch nghị quyết đã đề ra.

Tren 1.950 ty dong phat trien he thong giao thong nong thon o Can Tho hinh anh 1Công nhân đang thi công phần cống tuyến đường cầu Trại Giam đến rạch Ngã Bát- cầu Bà Chủ Kiểu- sông Hàng Bàng, thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy(Cần Thơ). Ảnh :.mt.gov.vn


Cụ thể, vốn ngân sách đầu tư là 1.021 tỷ đồng, vốn do nhân dân đóng góp là 872,58 tỷ đồng; trong đó bằng tiền mặt là 60,51 tỷ đồng, hiến đất quy đổi thành tiền là 736,58 tỷ đồng, ngày công quy đổi thành tiền là 75,45 tỷ đồng. Còn vốn do tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ là 56,61 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn trên, đến nay thành phố Cần Thơ đã đầu tư 23 trong số 26 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 136,75 km đạt cấp V đồng bằng. Thành phố cũng đã đầu tư 784 tuyến đường xã với tổng chiều dài 1.979 km; trong đó, có 625 tuyến với tổng chiều dài là 1.639 km đạt cấp đường quy hoạch.

Đối với đường trục xã và đường liên xã, đến nay thành phố Cần Thơ đã có 172 tuyến với tổng chiều dài là 583,5 km đạt 100% cứng hóa, đạt tiêu chuẩn đường cấp A hoặc cấp B giao thông nông thôn. Đồng thời, có 247 tuyến đường ấp và đường liên ấp với tổng chiều dài là 614,68 km đạt trên 50% cứng hóa, đạt tiêu chuẩn đường cấp B hoặc cấp C giao thông nông thôn.

Ngoài ra, chính quyền các địa phương và nhân dân thành phố Cần Thơ còn đầu tư thực hiện 206 tuyến đường ngõ, xóm với tổng chiều dài trên 441 km đạt trên 50% cứng hóa, đạt tiêu chuẩn đường cấp C hoặc cấp D giao thông nông thôn, 100% sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

Nhờ tích cực đầu tư, đến nay thành phố Cần Thơ đã có 36 trong số 36 xã có đường ô tô về đến trung tâm và đạt quy mô đường từ cấp V và cấp VI đồng bằng. Đồng thời, kết nối thông suốt từ trung tâm các xã đến trung tâm các huyện và kết nối với đường tỉnh, quốc lộ trên địa bàn thành phố, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa khu vực nông thôn bằng đường ô tô....

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, trong 5 năm qua, nhờ thực hiện Nghị quyết 72 của Hội đồng nhân dân thành phố, hệ thống giao thông nông thôn của thành phố Cần Thơ đã có bước phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu đi lại của người dân cũng như việc vận chuyển hành khách, hàng hóa của nhân dân được thuận tiện, thông suốt. Từ đó, góp phần rất lớn vào việc hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của thành phố sớm hơn kế hoạch 1 năm.

Tuy nhiên, so với nhu cầu đô thị hóa nhanh như hiện nay cũng như yêu cầu phát triển của thành phố Cần Thơ trong thời gian tới, thành phố Cần Thơ cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nguồn vốn từ ngân sách, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân để phát triển hệ thống giao thông nông nông ngày càng thuận lợi, thông suốt, chất lượng hơn. Điều này góp phần phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu cho thành phố...

Theo Sở Giao thông Vận tải thành phố, trong giai đoạn 2021-2025 để nâng chất tiêu chí số 2 về giao thông cho 4 huyện và 36 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thành phố sẽ tiếp tục huy động các nguồn vốn xây dựng và phát triển giao thông nông thôn. Dự kiến, tổng nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn này là 1.867,4 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách là 1.315,6 tỷ đồng, vốn xã hội hóa do nhân dân đóng góp và các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ là 551,8 tỷ đồng.

Ngọc Thiện

Tin liên quan

Người dân Bình Phước đồng lòng hiến đất làm đường giao thông nông thôn

Hưởng ứng phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện hiến đất làm đường nông thôn. Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đời sống gặp khó khăn, nhiều hộ dân vẫn đồng lòng, chung sức cùng chính quyền địa phương, tự nguyện hiến đất làm đường thông thoáng hơn.


Yên Bái: Nhân lên phong trào hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn

Ông Trần Tiến Hưng, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Lục Yên cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ nhiều năm nay, huyện Lục Yên đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn và đã được người dân đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ. Đặc biệt, gần đây tại huyện đã hình thành phong trào hiến đất để mở rộng đường đến các xã, thôn, bản làng.


Giao thông nông thôn "cú hích" cho các xã miền núi tỉnh Phú Yên

Những năm gần đây, tỉnh Phú Yên đã dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông các xã miền núi. Đặc biệt, Nghị quyết 60 NQ/HĐND ngày 16/12/2016 của tỉnh Phú Yên về ưu tiên đầu tư bê tông giao thông nông thôn các xã miền núi đã tạo “cú hích” về hạ tầng giao thông, góp phần hoàn thiện, phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn các xã miền núi, phục vụ hiệu quả sản xuất nâng cao đời sống của người dân.


Kon Tum phát triển mạng lưới giao thông nông thôn vùng biên giới

Đăk Glei là huyện xa nhất về phía Bắc tỉnh Kon Tum có nhiều đồng bào dân tộc Kinh, Bahnar, Xê-đăng, Giẻ-Triêng sinh sống. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, trong nhiều năm qua, việc phát triển mạng lưới giao thông nông thôn tại huyện biên giới Đăk Glei đặc biệt được chú trọng.


10 năm xây dựng nông thôn mới: Giao thông nông thôn về đích trước hạn

“Sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông nông thôn đã cán đích trước hạn 1,5 năm”. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển giao thông nông thôn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức sáng 15/10, tại Hà Nội.



Đề xuất