Trên 1,2 triệu lao động của 38.242 đơn vị được xác nhận để hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP

Thông tin về kết quả triển khai Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ tới người lao động và người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, đến hết ngày 17/9/2021, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 552 đơn vị với 97.840 lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 674 tỷ đồng tại 51/63 tỉnh, thành phố.

Tren 1,2 trieu lao dong cua 38.242 don vi duoc xac nhan de huong cac chinh sach ho tro theo Nghi quyet 68/NQ-CP hinh anh 1Các lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nghỉ việc không lương tại huyện Lý Nhân (Hà Nam) được nhận hỗ trợ từ nguồn kinh phí 26.000 tỉ đồng. Ảnh: Đại Nghĩa – TTXVN

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng xác nhận danh sách cho trên 1,2 triệu lao động của 38.242 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 62/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, 945.559 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 35.045 đơn vị; 152.817 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 2.136 đơn vị, 1.293 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 14 đơn vị; 53.745 lao động ngừng việc do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 của 690 đơn vị, được người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc.

Tren 1,2 trieu lao dong cua 38.242 don vi duoc xac nhan de huong cac chinh sach ho tro theo Nghi quyet 68/NQ-CP hinh anh 2Chi tiền các gói hỗ trợ cho người lao động tự do và trong các khu nhà trọ tại khu phố Tân Hoà, phường Đông Hoà, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: TTXVN phát

Số lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động) đã được xác nhận danh sách là 37.777 người, của 197 đơn vị. Có 21.589 người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 160 đơn vị.

Chu Thanh Vân

Tin liên quan

Nghị quyết 68/NĐ-CP: "Đỡ gánh nặng" cho doanh nghiệp và người dân

Sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, phản hồi từ các đối tượng hưởng lợi cùng các địa phương đều rất tích cực. Nếu so sánh với các gói hỗ trợ trước đây mà doanh nghiệp và người lao động phản ánh là có quá nhiều tiêu chí và tiếp cận rất khó khăn thì Nghị quyết 68 được coi là chính sách thực sự đơn giản, thân thiện với người lao động và kể cả doanh nghiệp nhờ vào việc đã cắt giảm được 2/3 số thủ tục hành chính phải thực thi, khiến cho các đối tượng thụ hưởng dễ dàng tiếp cận chính sách, đáp ứng niềm tin và lòng mong mỏi của người dân vào chính sách an sinh xã hội.


Gần 49.000 lao động Đắk Lắk được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 3.000 đơn vị, doanh nghiệp với gần 49.000 lao động được thụ hưởng chính sách; tổng số tiền gần 18,2 tỷ đồng.



Đề xuất