Thành phố Hồ Chí Minh nâng chất nông thôn mới

Thành phố Hồ Chí Minh nâng chất nông thôn mới

Nông thôn mới ở Tân Thông Hội 

Năm 2012, Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) trở thành xã đầu tiên của TP.HCM đạt chuẩn nông thôn mới NTM và bước sang giai đoạn 2 - nâng chất nông thôn mới, từ năm 2015. Đến thời điểm này, Tân Thông Hội đã hoàn thành 18/19 tiêu chí của bộ tiêu chí NTM đặc thù của TP.HCM giai đoạn 2016-2020, đạt gần 90%.
Vườn lan Ba Được tại xã Tân Thông Hội - xã đầu tiên đạt chuẩn NTM của TP.HCM. Từ 600 gốc lan được xã hỗ trợ từ giai đoạn đầu của chương trình NTM, đến giai đoạn 2, với nguồn vốn vay hơn 2 tỷ đồng, nhà vườn đã mở rộng thêm diện tích lên thành 12.000 m2 với hơn 50.000 gốc lan, thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Trong ảnh: Ông Ba Được chăm sóc những cành lan trong vườn
Vườn lan Ba Được tại xã Tân Thông Hội - xã đầu tiên đạt chuẩn NTM của TP.HCM. Từ 600 gốc lan được xã hỗ trợ từ giai đoạn đầu của chương trình NTM, đến giai đoạn 2, với nguồn vốn vay hơn 2 tỷ đồng, nhà vườn đã mở rộng thêm diện tích lên thành 12.000 m2 với hơn 50.000 gốc lan, thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Trong ảnh: Ông Ba Được chăm sóc những cành lan trong vườn

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thông Hội, nói đến chất lượng nông thôn mới của địa phương, nổi bật nhất phải kể đến là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng và thu nhập của người dân. Xã Tân Thông Hội có đường Xuyên Á đi qua địa bàn với chiều dài 3,7km, rộng 33m, mặt đường trải nhựa, là tuyến giao thông quan trọng nhất cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của của địa phương.
Nằm trong chương trình nâng cao chất lượng nông thôn mới, tuyến đường số 5, số 9 của ấp Hậu và ấp Bàu Sim nối liền với Tân Phú Trung và chợ Việt Kiều, có chiều dài hơn 1km, hiện đang được mở rộng mỗi bên hơn 1m, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại, giao thương của người dân. Trong ảnh: Tuyến đường nông thôn mới khang trang, sạch đẹp của xã Tân Thông Hội
Nằm trong chương trình nâng cao chất lượng nông thôn mới, tuyến đường số 5, số 9 của ấp Hậu và ấp Bàu Sim nối liền với Tân Phú Trung và chợ Việt Kiều, có chiều dài hơn 1km, hiện đang được mở rộng mỗi bên hơn 1m, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại, giao thương của người dân. Trong ảnh: Tuyến đường nông thôn mới khang trang, sạch đẹp của xã Tân Thông Hội

Ngoài ra, các tuyến đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa hơn 25 km; các tuyến đường trục ấp, liên ấp, trục tổ cũng đã được nhựa hóa, cứng hóa với tổng chiều dài gần 70 km.
Vườn lan Ba Được mỗi tháng thu mua từ 35.000-40.000 cành lan, mỗi cành có giá khoảng 5.000 đồng
Vườn lan Ba Được mỗi tháng thu mua từ 35.000-40.000 cành lan, mỗi cành có giá khoảng 5.000 đồng

Năm 2018, xã Nông Thôn Hội có 16 hộ được phê duyệt phương án vay vốn hỗ trợ lãi vay phục vụ mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với tổng số vốn hơn 43 tỷ đồng, nâng tổng số hộ được hỗ trợ từ đầu chương trình đến nay là 283 hộvới tổng số vốn gần là 197 tỷ đồng.
Trạm y tế xã Tân Thông Hội được xây dựng mới từ năm 2013 với 14 phòng chuyên môn chức năng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của gần 11.000 hộ dân trong xã. Tính đến tháng 5/2019, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của xã Tân Thông Hội đạt trên 92,2%. Trong ảnh: Toàn cảnh trạm y tế xã Tân Thông Hội
Trạm y tế xã Tân Thông Hội được xây dựng mới từ năm 2013 với 14 phòng chuyên môn chức năng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của gần 11.000 hộ dân trong xã. Tính đến tháng 5/2019, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của xã Tân Thông Hội đạt trên 92,2%. Trong ảnh: Toàn cảnh trạm y tế xã Tân Thông Hội

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tại xã hiện đạt khoảng 450 triệu đồng/ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2015; thu nhập bình quân là 60 triệu đồng/người/năm, tăng 1,62 lần so với năm 2015. Hiện, trên địa bàn xã chỉ còn 34 hộ nghèo, chiếm 0,36%.

Hưởng ứng chương trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, tính riêng giai đoạn 2, xã Tân Thông Hội đã vận động được 1,3 tỷ trong tổng số hơn 2,5 tỷ đồng từ sự đóng góp của nhân dân, chung sức làm 12 tuyến đường với tổng số tiền gần 390 triệu đồng.
Công nhân chăm sóc lan tại vườn lan Ba Được
Công nhân chăm sóc lan tại vườn lan Ba Được

Nâng chất nông thôn mới vùng ven
Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, TP.HCM đã xây dựng và ban hành Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn vùng nông thôn thành phố; xây dựng và triển khai thực hiện bộ tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố với 8 tiêu chí có chỉ tiêu cao hơn so với bộ tiêu chí của Trung ương. 
Trang trại bò sữa của ông Nguyễn Văn Đực ở ấp Hậu (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) hiện có gần 20 con bò, mỗi ngày thu hoạch từ 50-60kg sữa, mang lại nguồn thu từ 15-20 triệu đồng mỗi tháng
Trang trại bò sữa của ông Nguyễn Văn Đực ở ấp Hậu (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) hiện có gần 20 con bò, mỗi ngày thu hoạch từ 50-60kg sữa, mang lại nguồn thu từ 15-20 triệu đồng mỗi tháng

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thành phố được quan tâm đúng mức, đạt nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết tháng 3 năm 2019, bình quân mỗi huyện nông thôn mới tại TP.HCM đã đạt 5,8 tiêu chí, tăng 1,2 tiêu chí so với cuối năm 2018;  mỗi xã đạt 16,4 tiêu chí, tăng 1 tiêu chí so với cuối năm 2018.
Cơ sở sản xuất bánh tráng Mai Văn Lũy ở ấp Bàu Sim (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) sau khi được vay vốn ngân hàng đã mở rộng sản xuất, hiện có 11 công nhân, sản xuất hơn 700kg bánh/ngày, mang lại lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Trong ảnh: Công đoạn phơi bánh tráng tại cơ sở sản xuất bánh tráng Mai Văn Lũy
Cơ sở sản xuất bánh tráng Mai Văn Lũy ở ấp Bàu Sim (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) sau khi được vay vốn ngân hàng đã mở rộng sản xuất, hiện có 11 công nhân, sản xuất hơn 700kg bánh/ngày, mang lại lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Trong ảnh: Công đoạn phơi bánh tráng tại cơ sở sản xuất bánh tráng Mai Văn Lũy

Trong những năm qua, thành phố đã huy động mọi nguồn lực thực hiện chương trình với tổng kinh phí trên 13.000 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn huy động từ cộng đồng chiếm trên 86%. Tính đến hết tháng 3 năm 2019, bình quân mỗi huyện NTM tại TP.HCM đã đạt 5,8 tiêu chí, tăng 1,2 tiêu chí so với cuối năm 2018; mỗi xã đạt 16,4 tiêu chí, tăng 1 tiêu chí so với cuối năm 2018.
Trường tiểu học Tân Thông (huyện Củ Chi) được xây dựng từ năm 2010 với tổng kinh phí lên đến 47 tỷ đồng, được trang bị đầy đủ phòng vi tính, phòng đọc sách, hồ bơi…. Trường hiện có 33 phòng học với hơn 1.400 học sinh, đáp ứng cho nhu cầu học tập của con em người dân trên địa bàn 4 ấp trong xã. Trong ảnh: Một lớp học của trường Tiểu học Tân Thông
Trường tiểu học Tân Thông (huyện Củ Chi) được xây dựng từ năm 2010 với tổng kinh phí lên đến 47 tỷ đồng, được trang bị đầy đủ phòng vi tính, phòng đọc sách, hồ bơi…. Trường hiện có 33 phòng học với hơn 1.400 học sinh, đáp ứng cho nhu cầu học tập của con em người dân trên địa bàn 4 ấp trong xã. Trong ảnh: Một lớp học của trường Tiểu học Tân Thông

Từ chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp và diện mạo nông thôn TP.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, trong năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố đạt trên 21.400 tỷ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ; giá trị bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 502 triệu đồng/năm, tăng hơn 327% so với năm 2008, năm đầu tiên bắt đầu thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với chỉ tiêu đề ra là 117,5 triệu đồng/ha/năm.
Công ty Cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) hiện nuôi hàng ngàn loại cá kiểng mang lại hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Âu và Mỹ; đồng thời, cung cấp cá giống và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân trên địa bàn. Trong ảnh: Công nhân của công ty chăm sóc cá kiểng
Công ty Cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) hiện nuôi hàng ngàn loại cá kiểng mang lại hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Âu và Mỹ; đồng thời, cung cấp cá giống và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân trên địa bàn. Trong ảnh: Công nhân của công ty chăm sóc cá kiểng

Tính đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân của người dân vùng nông thôn TP.HCM đạt gần 55 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 3 lần so với năm 2008. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ở TP.HCM ngày càng thu hẹp qua các năm: từ 55,5% vào năm 2008 đến 66,5% (năm 2010) và tương đương gần 72% vào năm 2016.
Học sinh của Trường Tiểu học Tân Thông trong giờ học vi tính
Học sinh của Trường Tiểu học Tân Thông trong giờ học vi tính
Đến nay số hộ nghèo tại khu vực nông thôn thành phố chỉ còn trên 2.100 hộ trong tổng số hơn 352.000 hộ, chiếm tỷ lệ 0,61% trên tổng hộ dân tại 05 huyện; không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia.
Tuyến đường nông thôn mới khang trang, sạch đẹp của xã Tân Thông Hội
Tuyến đường nông thôn mới khang trang, sạch đẹp của xã Tân Thông Hội
Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn vùng nông thôn, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng huyện Củ Chi trở thành huyện đầu tiên đạt 09/09 tiêu chí trong năm 2019; đến 2020, hoàn thành chỉ tiêu có 05/05 huyện đạt 09/09 tiêu chí.
Kiểm tra sức khỏe cho người dân trong xã tại Trạm y tế Tân Thông Hội
Kiểm tra sức khỏe cho người dân trong xã tại Trạm y tế Tân Thông Hội 

Ở cấp cơ sở, trong năm 2019, TP.HCM phấn đấu có 42/56 xã đạt 19 tiêu chí và có 56/56 xã đạt 19 tiêu chí vào năm 2020./.
Bài và ảnh: Thu Hương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm