Thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng mảng xanh, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng mảng xanh, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân
Mảng xanh hai bên bở kênh Bến Nghé
                     Mảng xanh hai bên bở kênh Bến Nghé

Thành phố hàng năm khai thác các quỹ đất từ giải tỏa nhà ổ chuột ven sông, kênh rạch để trồng cây xanh. Mặt khác,  theo quy định khi xây dựng các khu công nghiêp, khu dân cư, chủ đầu tư phải dành diện tích theo tỷ lệ nhất định để xây dựng công viên công cộng, trồng cây xanh… nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.
 
Một góc công viên và cây xanh kênh Lò Gốm - Tân Hóa
            Một góc công viên và cây xanh kênh Lò Gốm - Tân Hóa

Kết quả thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều dự án trồng cây xanh theo mô hình Xingapo với ba tầng để tạo mảng xanh nội đô như : cây lớn cổ thụ lâu năm , khoảng cách giữa là trồng cây nhỏ và tầng  cuối là dây leo và hoa, cỏ, góp phần mở rộng không gian sống trong lành cho người dân.

 
Cây xanh ven sông và phủ dây leo cầu đi bộ qua kênh Mễ Cốc
              Cây xanh ven sông và phủ dây leo cầu đi bộ qua kênh Mễ Cốc

Thành phố đã quan tâm chỉ đạo mở rộng mảng xanh quy hoạch phù hợp gắn với bảo vệ môi trường chống ô nhiễm khí thải nhà kính và biến đổi khí hậu; chống ngập úng mùa mưa, giữ ẩm mùa khô  và tạo cảnh quan xanh. Nhờ đó,  24 quận huyện , nhất là 19 quận nội thành đã tận dụng quỹ đất trồng cây xanh dải phân cách, cây xanh ven sông và xây dựng công viên mới, cải tạo chỉnh trang mở rộng mảng xanh công viên hiện hữu…Theo thống kê  từ năm 2013 đến 2015 bình quân mỗi năm các quận huyện đã trồng mới trên 1 triệu cây xanh và mở rộng mảng xanh lên 600 ha/năm.
 
Đặc biệt là các quận nội thành như: quận 1,3,4,5,10 đã thực hiện trồng cây xanh trên 30 tuyến đường nội ô, tăng thêm 50.000 mét vuông cây xanh và thảm xanh dải phân cách , vỉa hè... tạo cảnh quan và môi trường sống  xanh ở  các tuyến đường nội ô thành phố. 
 
Một gốc công viên kênh Lò Gốm-Tân Hóa (thuộc Quận 6)
                Một gốc công viên kênh Lò Gốm-Tân Hóa (thuộc Quận 6)

Điểm nhấn đáng ghi nhận là các tuyến kênh, rạch được giải tỏa như: kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè ( tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa) ; tuyến kênh  Lò Gốm – Tân Hóa ( tuyến đường Nguyễn Văn Luông - Lò Gốn); tuyến kênh  Bến Nghé-Mể Cốc  ( tuyến đường Võ Văn Kiệt hay còn gọi Đại lộ Đông Tây) … đã trồng mới trên 250.000 cây xanh với tổng diện tích 42 ha ven sông rạch và đường giao thông, dải phân cách, trục giao thông chống sạt lở chống ô nhiểm môi trường…Nhờ đó đã  tạo cảnh quan, mảng xanh , cây xanh  nội thành mới  lên 250 ha. Chất lượng sống của nhân dân các tuyến kênh rạch ven sông nội thành được cải thiện rõ nét từ mảng xanh này.

Công viên Tao Đàn, một mảng xanh được tôn tạo nâng cao chất lương sống cho nhân dân.
Công viên Tao Đàn, một mảng xanh được tôn tạo nâng cao chất lương sống cho nhân dân.


Ngoài mảng xanh nội thành, thành phố còn tôn tạo và bảo vệ khu sinh quyển Cần Giớ, nhằm tạo “lá phổi xanh” cho thành phố. Những năm gần đây, tại khu sinh quyển này mỗi năm có thêm 20 ha rừng ngập mặn được trồng mới. Tại huyện Bình Chánh cũng trồng được 83 ha rừng, góp phần cùng khu sinh quyển Cần Giờ trong chống biến đổi khí hậu và mở rộng mảng xanh cho thành phố.

 
Dải phân cách được trồng cỏ và cây xanh tạo cảnh quan giao thông xanh trên Đại lộ Võ Văn Kiệt.
Dải phân cách được trồng cỏ và cây xanh tạo cảnh quan giao thông xanh trên Đại lộ Võ Văn Kiệt.
Hoa và cây nhỏ tạo cảnh quan đẹp trên đường xuống hầm Thủ Thiêm qua Quận 1 và Quận 2.
Hoa và cây nhỏ tạo cảnh quan đẹp trên đường xuống hầm Thủ Thiêm qua Quận 1 và Quận 2. 
Cây xanh ven đường và dây leo cầu đi bộ quan Kênh Bến Nghé-Mễ Cốc
       Cây xanh ven đường và dây leo cầu đi bộ quan Kênh Bến Nghé-Mễ Cốc
Dải phân cách Đại lộ Võ Văn Kiệt được trồng cỏ và cây xanh
          Dải phân cách Đại lộ Võ Văn Kiệt được trồng cỏ và cây xanh
Cây lớn và cỏ tạo tầng xanh đường giao thông nội ô - Quận 1.
         Cây lớn và cỏ tạo tầng xanh đường giao thông nội ô - Quận 1.

Có thể bạn quan tâm