Thành phố Hồ Chí Minh: Cửa ngõ thông thoáng, giao thông nội đô ổn định sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Cửa ngõ thông thoáng, giao thông nội đô ổn định sau kỳ nghỉ lễ 30/4
Ghi nhận của phóng viên, một số tuyến đường như Quốc lộ 1 (đoạn qua huyện Bình Chásnh, quận 9, Bình Tân), từ đầu giờ chiều ngày 2/5, người đi xe máy từ các tỉnh miền Tây và một số khu vực như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã bắt đầu đổ về thành phố ngày càng đông.

Đến chiều tối cùng ngày, lượng người tập trung cao hơn và do ảnh hưởng bởi cơn mưa nhỏ bất chợ đổ xuống đã khiến một số nút giao thông trên Quốc lộ 1, đoạn qua vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân), cầu Bình Điền (huyện Bình Chánh)… bị ùn ứ cục bộ. So với nhiều dịp lễ, Tết những năm trước, giao thông trên các tuyến đường cửa ngõ ra vào thành phố có phần thông thoáng hơn.
 

Các phương tiện giao thông thông thoáng tại khu vực từ cầu Bình Triệu hướng về Bến xe Miền Đông, Quận Bình Thạnh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Các phương tiện giao thông thông thoáng tại khu vực từ cầu Bình Triệu hướng về Bến xe Miền Đông, Quận Bình Thạnh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Sân bay Tân Sơn Nhất thông thoáng cả ở trong khu vực nhà ga và ngoài đường Trường Sơn. Sảnh đón ga quốc nội tập trung khá đông xe ô tô du lịch và taxi chở đón người thân, hành khách nhưng nhanh chóng giải toả, không gây ùn ứ cục bộ. 
Người dân trở lại thành phố làm việc tại Bến xe Miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Người dân trở lại thành phố làm việc tại Bến xe Miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Theo đại diện Công ty Quản lý bay miền Nam trong 4 ngày nghỉ lễ, sân bay Tân Sơn Nhất đã đón gần 400.000 lượt hành khách đi đến, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Trong chiều ngày 2/5, dự kiến hành khách trở lại thành phố sẽ không phải bay vòng, bay chờ trên trời do các hãng hàng không đã chủ động xếp lịch bay giãn ra đều trong ngày, không tập trung vào cuối giờ chiều như xe ô tô.
Các phương tiện giao thông đông đúc nhưng không xảy ra ùn tắc trước Bến xe Miền Đông, đường Xô Viết Nghệ Tỉnh,Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Các phương tiện giao thông đông đúc nhưng không xảy ra ùn tắc trước Bến xe Miền Đông, đường Xô Viết Nghệ Tỉnh,Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Còn tại bến xe miền Đông, cuối buổi chiều phương tiện đổ dốc cầu Bình Triệu để vào bến xe đường Đinh Bộ Lĩnh khá đông, phía trong bến xe nhiều người chờ đón người thân. Tuy nhiên tình hình giao thông ổn định. Trong khi đó, từ đầu giờ chiều ngày 2/5, dòng người và phương tiện từ Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đổ về Thành phố Hồ Chí Minh qua phà Cát Lái mỗi lúc một đông. 
Giao thông thông thoáng, trật tự tại khu vực hướng từ Cầu Sài Gòn về Ngã tư Hàng Xanh, Quận Bình Thạnh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Giao thông thông thoáng, trật tự tại khu vực hướng từ Cầu Sài Gòn về Ngã tư Hàng Xanh, Quận Bình Thạnh. Ảnh: An Hiếu - TTXVN
Theo Xí nghiệp Quản lý phà Thanh niên xung phong, dự kiến cao điểm chiều tối nay, lưu lượng phương tiện di chuyển qua bến phà này đạt trên 90.000 lượt, gấp đôi so với ngày thường. Để chủ động xử lý tình huống, Ban Quản lý bến phà đã tăng cường 7 phà từ 100 - 200 tấn hoạt động song song với loại phà loại 60 tấn để kịp thời giải tỏa lượng hành khách qua sông. Ngoài ra, bến phà còn tăng cường thêm 20 người để bán vé và vận hành. Bên phía huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng hỗ trợ thêm 20 công an, trật tự viên để đảm bảo an ninh trật tự điều tiết phương tiện.
Dòng người từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đổ về thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Bình Chánh cửa ngõ miền Tây mỗi lúc một đông. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Dòng người từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đổ về thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Bình Chánh cửa ngõ miền Tây mỗi lúc một đông. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Giám đốc Xí nghiệp Phó giám đốc Xí nghiệp quản lý phà Thanh niên xung phong cho hay, tính từ ngày 29/4 - 2/5, phà Cát Lái đã phục vụ gần 350.000 lượt phương tiện. Trong ngày 30/4, lượng phương tiện qua bến tăng cao kỷ lục lên đến khoảng 100.000 lượt nên mặc dù đã tăng cường thêm 50% quân số và phương tiện (tương đương khoảng 130 nhân viên và 7 phà loại từ 100 – 200 tấn hoạt động hết công suất, trung bình khoảng 2 phút xuất bến/chuyến) nhưng vẫn xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ. 

Do số lượng phà phục vụ tại bến vẫn chưa đảm bảo để đáp ứng nhu cầu trong những đợt đi lại cao điểm nên mới đây UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải cấp 3 phà từ phà Vàm Cống (tỉnh An Giang) để bổ sung cho bến phà Cát Lái (quận 2) và bến phà Bình Khánh (huyện Nhà Bè).
Người dân lỉnh khỉnh đồ đạc xuống bến xe Miền Tây sau lễ. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Người dân lỉnh khỉnh đồ đạc xuống bến xe Miền Tây sau lễ. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Về vận tải đường bộ bằng cao tốc, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (VECE) cho biết, từ ngày 29/4 - 1/5, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã phục vụ 192.000 lượt phương tiện, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2016, trong đó cao điểm ngày 29/4 đạt hơn 72.000 lượt phương tiện. Trong số 192.000 lượt phương tiện, phương tiện loại 1 (xe dưới 12 chỗ ngồi, chủ yếu đến các địa điểm vui chơi, giải trí có chặng đường ngắn) chiếm đến 74%.
Người dân lỉnh khỉnh đồ đạc xuống bến xe Miền Tây sau lễ. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Người dân lỉnh khỉnh đồ đạc xuống bến xe Miền Tây sau lễ. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
“Trong dịp này, nhờ vào hệ thống Quản lý điều hành giao thông thông minh ITS, đơn vị quản lý khai thác VECE đã kịp thời thực hiện công tác phân luồng, chủ động mở các làn thu phí ngược chiều vào các giai đoạn lượng phương tiện đổ về cao bất thường. Trạm thu phí Long Phước đã mở 10 cửa thu phí hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Nai so với 7 cửa như thường lệ.
Nhân viên Xí nghiệp Quản lý phà Thanh niên xung phong đã được tăng cường nhân viên bán vé từ xa cho các phương tiện qua phà nhằm giảm ách tắc giao thông khi qua phà. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Nhân viên Xí nghiệp Quản lý phà Thanh niên xung phong đã được tăng cường nhân viên bán vé từ xa cho các phương tiện qua phà nhằm giảm ách tắc giao thông khi qua phà. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Dòng người từ tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đổ về thành phố Hồ Chí Minh qua phà Cát Lái mỗi lúc một đông. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Dòng người từ tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đổ về thành phố Hồ Chí Minh qua phà Cát Lái mỗi lúc một đông. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

Còn vào ngày 1/5, từ thời điểm từ 18 giờ, lưu lương phương tiện từ Đồng Nai đổ về Thành phố Hồ Chí Minh qua cầu Long Thành quá lớn, đặc biệt trong đó có các xe khách cố tình lưu thông trên làn dừng khẩn cấp, dẫn đến việc gây ùn ứ xe trước và trên cầu Long Thành do không có làn dừng khẩn cấp trên cầu Long Thành.

Các vi phạm này sẽ được VECE báo cáo bằng văn bản kèm các hình ảnh và đoạn clip gửi cho C67 để xử phạt. Ngoài ra, ghi nhận từ hiện trường, ngoài các va chạm nhẹ, có 1 tai nạn liên quan đến 3 xe 4 chỗ, làm 1 người bị thương nặng đi cấp cứu tại bệnh viện vào lúc 11 giờ 20 phút ngày 2/5”, bà Nguyễn Thị Hoài Phương cho biết thêm./.

Có thể bạn quan tâm