Hội thảo quốc tế “Vai trò của văn hóa an toàn trong việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp”

Hội thảo quốc tế “Vai trò của văn hóa an toàn trong việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp”
Cùng tham dự còn có các chuyên gia trong lĩnh lực an toàn lao động đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Úc; lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động của Việt Nam và các nhà khoa học trong nước về lĩnh vực an toàn lao động.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh (giữa) với các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo “Vai trò của văn hóa an toàn trong việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp” . Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh (giữa) với các chuyên gia, nhà khoa học tại hội thảo “Vai trò của văn hóa an toàn trong việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp” . Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
 
Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa an toàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người lao động để đảm bảo an toàn lao động, giảm bệnh nghề nghiệp. 

Văn hóa an toàn còn giảm rủi ro tai nạn trong lao động, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, góp phần kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và người lao động hiện chưa thực sự chú trọng đến việc xây dựng văn hóa an toàn. Tình hình tai nạn lao động vẫn đang diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn gây chết người tăng, số người chết tăng cao gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Theo số liệu thống kê, năm 2017, cả nước có gần 9.000 vụ tai nạn lao động làm hơn 9.000 người bị nạn; số vụ tai nạn lao động chết người là 898 vụ làm 928 người chết và gần 2.000 người bị thương nặng.

So với năm 2016, số vụ tai nạn lao động trên toàn quốc tăng 2,1%, số nạn nhân tăng 1,3%. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và số người chết vì tai nạn lao động được thống kê cao nhất trên cả nước (xét trong khu vực có quan hệ lao động).
Chuyên gia Lê Việt Lương thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Chuyên gia Lê Việt Lương thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN

Chính vì thế, một trong những giải pháp được chú trọng hiện nay là xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp để giảm thiểu tai nạn lao động. Cụ thể, việc xây dựng và duy trì văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xu hướng tất yếu, mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động. Đồng thời, làm tốt công tác này sẽ giúp cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao uy tín của doanh nghiệp...
 
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Lao động Việt Nam, việc ứng dụng mô hình cơ sở văn hóa an toàn trong sản xuất hiện nay thật sự có ý nghĩa, nhất là trong điều kiện sản xuất thực tế ở Việt Nam sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vấn đề này tuy mới nhưng rất cần được phổ biến và áp dụng trong các doanh nghiệp để không chỉ nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác an toàn vệ sinh lao động mà còn phù hợp với xu thế của thế giới.
Các đại biểu tham quan tìm hiểu các sản phẩm an toàn trong lao động của Hàn Quốc được giới thiệu tại hội thảo “Vai trò của văn hóa an toàn trong việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp” . Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Các đại biểu tham quan tìm hiểu các sản phẩm an toàn trong lao động của Hàn Quốc được giới thiệu tại hội thảo “Vai trò của văn hóa an toàn trong việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp” . Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
 
Cùng quan điểm, ông Lee Joo Young, Giám đốc Trung tâm đào tạo xây dựng văn hóa an toàn Hàn Quốc cũng giới thiệu những tiêu chuẩn an toàn trong lao động; thành công và thất bại trong văn hóa an toàn của Hàn Quốc và xu thế liên quan đến văn hóa an toàn hiện nay. Trong đó, Hàn Quốc chú trọng hoạt động văn hóa an toàn vệ sinh lao động thông qua việc xây dựng chương trình hành động, tổ chức kiểm tra thường xuyên, đánh giá tính nguy hiểm nơi làm việc, hình thành văn hóa trong thanh thiếu niên, đẩy mạnh hợp tác an toàn vệ sinh lao động…
 
Ông Lee Joo Young cho rằng, tai nạn lao động là hiện tượng xã hội tồn tại những yếu tố phức hợp, cần sự tiếp cận mang tính văn hóa làm thay đổi hành động, nhận thức. Trong đó, người sử dụng lao động, người lao động và các cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia hoạt động văn hóa an toàn một cách tự giác, thông hiểu lẫn nhau.

Hoạt động văn hóa an toàn vệ sinh lao động cần được duy trì thường xuyên dưới các hình thức như: tổ chức chương trình tuần lễ nâng cao an toàn vệ sinh lao động, phát triển phổ cập chương trình hướng dẫn tâm lý an toàn, áp dụng chứng nhận văn hóa an toàn; tuyên truyền văn hóa an toàn trong các tổ chức cơ quan, đoàn thể; thúc đẩy chương trình tiếp nhận văn hóa an toàn cho người sử dụng lao động và người lao động.
Tiến sĩ Margaret Kitt, Viện phó Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Hoa Kỳ (NIOSH) tham gia thảo luận chuyên đề xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc ở Mỹ và mở rộng hợp tác quốc tế. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Tiến sĩ Margaret Kitt, Viện phó Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Hoa Kỳ (NIOSH) tham gia thảo luận chuyên đề xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc ở Mỹ và mở rộng hợp tác quốc tế. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cũng chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, phát triển văn hóa an toàn gắn với đời sống, vai trò của nhà nước trong việc quản lý và định hướng xây dựng văn hóa an toàn; nâng cao vai trò của văn hóa an toàn đối với việc kéo giảm tỷ lệ tai nạn lao động tại doanh nghiệp... 

Theo Tiến sĩ Margaret Kitt, Viện phó Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH), việc nâng cao phúc lợi cho công nhân, xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh thông qua can thiệp, khuyến nghị xây dựng năng lực; tăng cường an toàn và sức khỏe cho người lao động thông qua hợp tác toàn cầu sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn trong lao động.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh và Tiến sĩ Margaret Kitt, Viện phó Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Hoa Kỳ (NIOSH) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh và Tiến sĩ Margaret Kitt, Viện phó Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Hoa Kỳ (NIOSH) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
 
Nhân dịp này, Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học An toàn Vệ sinh lao động Quốc gia Hoa Kỳ đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao các giải pháp an toàn trong lao động; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động; huấn luyện các biện pháp an toàn lao động nâng cao cho các doanh nghiệp Việt Nam…/.
 Thanh Vũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm