Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản

Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản
Toàn cảnh buổi Hội thảo “Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ chuỗi nông sản thực phẩm năm 2018”.
Toàn cảnh buổi Hội thảo “Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp
trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ chuỗi nông sản thực phẩm năm 2018”.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm, mô hình hoạt động cũng như các vấn đề khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong việc tham gia công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước đã trao đổi, góp ý trong công tác phối hợp quản lý, giám sát an toàn thực phẩm và xây dựng chuỗi kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn. Theo đại diện Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm của Hà Nội luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo triển khai quyết liệt, bài bản, đồng bộ tại các ngành, các cấp và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản ảnh 2
Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản ảnh 3
Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản ảnh 4
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm,
cách làm, mô hình hoạt động cũng như các vấn đề khó khăn,
hạn chế, vướng mắc trong việc tham gia công tác
đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hàng năm, công tác phối hợp liên ngành về quản lý an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ, hiệu quả: thường xuyên kiểm tra thực phẩm tươi sống tại các chợ, siêu thị, bếp ăn tập thể; giám sát an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố… Theo Sở Công thương Hà Nội báo cáo, trên địa bàn thành phố có 66.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 7 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, 10 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, hơn 1.000 điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, 22 trung tâm thương mại, 132 siêu thị, 544 chợ, 65 chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm.

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm của Hà Nội luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo triển khai quyết liệt, bài bản, đồng bộ tại các ngành, các cấp và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, công tác an toàn vệ sinh
thực phẩm của Hà Nội luôn được Thành phố đặc biệt quan tâm,
chỉ đạo triển khai quyết liệt, bài bản, đồng bộ tại các ngành,
các cấp và hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Theo đại diện Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, năm 2017, thành phố Hà Nội đã kiểm tra 111.166 lượt cơ sở, phát hiện 26.310 lượt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm. Trong 8 tháng đầu năm 2018, Hà Nội đã thực hiện thanh kiểm tra 75.262 lượt cơ sở, phạt tiền 1.012 cơ sở với số tiền hơn 18,5 tỷ đồng, tiêu hủy sản phẩm của 78 cơ sở.

Giới thiệu nông sản an toàn bên lề Hội thảo.
Giới thiệu nông sản an toàn bên lề Hội thảo.
Giới thiệu nông sản an toàn bên lề Hội thảo.
Giới thiệu nông sản an toàn bên lề Hội thảo.  

Hội thảo đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện an toàn thực phẩm tới các cấp Hội phụ nữ trong thời gian tới; vận động hội viên phụ nữ xây dựng các mô hình thực hiện an toàn thực phẩm như: “Quầy bán thức ăn chín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, “Tổ phụ nữ chế biến món ăn phục vụ sự kiện”, “nuôi gà an roan”, “sản xuất chè sạch”… Đồng thời, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm…
Bài và ảnh: Phan Ngọc Đức

Có thể bạn quan tâm