Trà Vinh nhân rộng 12 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2020, tỉnh Trà Vinh có 12 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh được ngành khuyến khích nông dân nhân rộng.

Tra Vinh nhan rong 12 mo hinh san xuat nong nghiep hieu qua hinh anh 1Mô hình nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học của nông dân xã Long Đức, thành phố Trà Vinh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Cụ thể, 4 mô hình ở lĩnh vực thủy sản gồm: nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành; mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh – lúa của xã Hàm Tân, huyện Trà Cú; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường ở xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải và xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng luân canh lúa theo hướng hữu cơ của xã Hòa Minh, huyện Châu Thành.

Các mô hình ở lĩnh vực chăn nuôi, gồm: nuôi bò cái sinh sản phối giống bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo với tinh bò chuyên thịt giống Charolais hoặc BBB (Blanc-Blue-Belgium) ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành; mô hình nuôi bò vỗ béo kết hợp ủ rơm với urê hoặc ủ chua thức ăn xanh bằng túi ni lông ở xã Phước Hưng và Tập Sơn, huyện Trà Cú; mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn kết hợp sử dụng đệm lót sinh học ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh; mô hình nuôi vịt đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học kết hợp nuôi cá hỗn hợp ở xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần.

Ở lĩnh vực trồng trọt, 4 mô hình được đánh giá hiệu quả là sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành; sản xuất lúa chất lượng cao ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa ở xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè; mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan ở xã Tận Sơn, huyện Trà Cú và mô hình trồng lạc sử dụng phân bón thông minh chậm tan thích ứng biến đổi khí hậu ở xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, đây là những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Thông qua các mô hình còn giúp người dân thay đổi dần về nhận thức và tập quán sản xuất, ứng dụng tốt các tiến bộ bộ khoa học mới, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; từ đó tạo sản phẩm sạch an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Thanh Hòa

Tin liên quan

Phát triển nhãn hiệu “Tôm Trà Vinh”

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định dành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ gần 545 triệu đồng để thực hiện Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu “Tôm Trà Vinh” do Tiến sĩ Lê Thị Nam Giang, Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ AGL làm chủ nhiệm dự án.


Thu nhập cao từ nuôi cua biển ở Trà Vinh

Hiện hàng ngàn hộ nông dân chuyên nuôi cua biển tại các vùng nước lợ thuộc các huyện trong tỉnh Trà Vinh như Duyên Hải, Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú đang vào vụ thu hoạch tập trung. Niềm vui của nông dân là giá cua biển thương phẩm ổn định ở mức cao, cho lợi nhuận khá.


Nâng cao giá trị cho đặc sản dừa sáp Trà Vinh

Được bao bọc bởi dòng sông Hậu, vùng đất Cầu Kè từ lâu nổi tiếng là xứ vườn trù phú nhất của tỉnh Trà Vinh. Những dãy đất cù lao ở huyện Cầu Kè, như: Tân Qui I, Tân Qui II, cồn An Lộc… bốn mùa quanh năm xum xuê cây trái. Trong số những trái cây đặc sản, như: măng cụt, cam sành, bưởi năm roi, nhãn tiêu…, Cầu Kè còn có dừa sáp được nhiều người tôn vinh là “ông hoàng” của trái cây đặc sản.



Đề xuất