Trà Vinh hỗ trợ phát triển sản xuất 100 sản phẩm OCOP

Hội đồng nhân tỉnh tỉnh Trà Vinh vừa thống nhất thông qua Nghị quyết về thực hiện chính sách hỗ trợ cho Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất 100 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao trở lên.

Tra Vinh ho tro phat trien san xuat 100 san pham OCOP hinh anh 1Sản phẩm tôm khô của cơ sở Tôm khô Tiến Hải, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải - sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2019. Ảnh: travinh.gov.vn

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP nhằm góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng nông thôn, hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP được hỗ trợ tập trung vào các khâu mang tính thiết yếu như: đầu tư trang thiết bị, dây chuyền máy móc sản xuất; hỗ trợ sản xuất nâng cao hạng sao sản phẩm OCOP; giới thiệu quảng bá và bán hàng OCOP.

Cụ thể, tỉnh sẽ hỗ trợ 50 % chi phí cho cơ sở hoặc dự án để mua trang thiết bị, dây chuyền máy móc sản xuất sản phẩm OCOP, tối đa không quá 300 triệu đồng/cơ sở hoặc dự án; hỗ trợ 100 % chi phí thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm OCOP, không quá 10 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ 50 triệu đồng cho cơ sở thuê hoặc xây dựng mới cưa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP; hỗ trợ 5 triệu đồng cho sản phẩm OCOP hạng 3 sao được nâng lên hạng 4 sao; hỗ trợ 10 triệu đồng cho sản phẩm OCOP từ hạng 3 hoặc 4 sao lên hạng 5 sao; trường hợp sản phẩm đạt dưới 3 sao nhưng được nâng lên hạng 5 sao ngay từ lần xét duyệt đầu tiên được hỗ trợ 20 triệu đồng/sản phẩm.

Năm 2020, UBND tỉnh Trà Vinh quyết định công nhận 30 sản phẩm OCOP của 23 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đạt hạng 3 - 4 sao; trong đó, có 3 sản phẩm xếp hạng 4 sao gồm: chả hoa của Cơ sở sản xuất Năm Thụy, thành phố Trà Vinh; gạo Long Hiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp Long Hiệp và bộ salon tre của Hộ kinh doanh Trì Cảnh, huyện Trà Cú. Các sản phẩm đạt hạng 3 sao chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm.

Phúc Sơn

Tin liên quan

Tháng Thanh niên 2021: Thanh niên Lào Cai khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Xây dựng các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp thanh niên nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh Đoàn Lào Cai không chỉ thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên mà còn tích cực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên xây dựng sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để các sản phẩm của thanh niên thâm nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị kinh tế. Tuy vậy, để OCOP thực sự trở thành "sân chơi" cho những người trẻ phát huy lợi thế riêng có của địa phương, Lào Cai đang từng bước tháo gỡ khó khăn cho thanh niên địa phương trong quá trình tạo dựng thương hiệu, uy tín cho sản phẩm.


Sản phẩm OCOP ở Gia Lai giúp tăng thu nhập cho người dân nông thôn

Sau 2 năm nỗ lực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), 149 sản phẩm của 53 xã, phường, thị trấn đã được tỉnh Gia Lai công nhận đạt chuẩn chất lượng; trong đó, 22 sản phẩm được phân hạng 4 sao và 127 sản phẩm đạt 3 sao tăng gần 100 sản phẩm so với mục tiêu đề ra. Đáng chú ý, các sản phẩm OCOP của tỉnh Gia Lai đã dần khẳng định được chất lượng, giá trị, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân vùng nông thôn.


OCOP - thúc đẩy chuỗi giá trị địa phương

Sau 2 năm triển khai trên phạm vi toàn quốc, đến nay Chương trình OCOP đã có những kết quả vượt bậc về số lượng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dần hình thành nhóm sản phẩm đặc sản của từng vùng, thúc đẩy chuỗi giá trị địa phương. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.



Đề xuất