Trà Vinh hỗ trợ nông dân phòng bệnh đàn gia cầm mùa khô

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo đơn vị chuyên môn cùng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị xã phối hợp chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng vaccine và các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia cầm trong mùa khô.

Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, thị đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng bệnh và lập sổ theo dõi tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho đàn gia cầm gia đình.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn, sử dụng nệm lót sinh học cho chăn nuôi đàn gà. Các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát việc giết mổ; việc vận chuyển gia súc, gia cầm từ các nơi khác vào tỉnh và cả từ địa phương này sang địa phương khác trong tỉnh, nhằm phát hiện và kịp thời xử lý, khống chế không để dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lây lan.

Qua khảo sát của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trà Vinh, sau đợt chăn nuôi phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023, đến nay hộ nông dân trong tỉnh đã tái đàn gia cầm với số lượng khoảng hơn 800.000 con, chủ yếu là đàn gà chăn nuôi theo phương thức “bán thời gian nuôi nhốt, bán thời gian thả vườn”. Hiện nay lực lượng cán bộ, nhân viên và cộng tác viên thú y trong tỉnh đã vận động và hỗ trợ hộ chăn nuôi tiêm phòng vaccine phòng cúm gia cầm và các loại bệnh thông thường khác được gần 410 con.

Hiện tại, giá gà nuôi “bán thời gian nuôi nhốt, bán thời gian thả vườn” được thương lái thu mua 65.000 – 68.000 đồng/kg, gà đạt trong lượng từ 1,3 kg/con trở lên. Với mức giá này, hộ chăn nuôi gà nuôi có lãi bình quân 20.000 đồng/kg gà hơi.

Phúc Sơn

Tin liên quan

Ninh Thuận đồng loạt khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Theo ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ngành chăn nuôi là thế mạnh phát triển của tỉnh, do vậy tỉnh luôn xác định phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, không chủ quan, lơ là và kiên quyết không để các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập, tái phát, lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại cho người dân và ngành chăn nuôi của tỉnh.


Người dân không chủ quan trước nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta

Đánh giá nguy cơ cúm A(H5N1) có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Đánh giá nguy cơ cúm A(H5N1) có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.


Bộ Y tế: Nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn

Campuchia mới đây thông báo ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm gia cầm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có một trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014. Theo Bộ Y tế, nước ta vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay đang ở giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.


Ninh Thuận ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm

Trước dự báo nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm có khả năng lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng, nhất là trong dịp cuối năm 2022, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống, nhằm hạn chế thấp nhất virus cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.



Đề xuất