Trà Vinh: Gần 10 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2020, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh bố trí 9,5 tỷ đồng phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Tra Vinh: Gan 10 ty dong ho tro phat trien san xuat gan voi tieu thu san pham hinh anh 1Kết nối tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, theo kế hoạch, các địa phương sẽ thực hiện 14 dự án, nhưng đến nay, nhiều dự án vẫn chưa được triển khai.

Nguyên nhân là do một số địa phương chưa thống nhất việc chọn loại cây trồng, vật nuôi để thực hiện liên kết theo chuỗi; chưa chọn được đơn vị chủ trì thực hiện dự án hoặc đang xin chủ trương điều chỉnh danh mục dự án phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa đề xuất UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chấp thuận cho các địa phương điều chỉnh danh mục dự án nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Hiện, tỉnh chỉ có 3 huyện là Cầu Ngang, Trà Cú và Càng Long đang triển khai 4 dự án. Cụ thể, huyện Càng Long thực hiện dự án hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm (cây lác và cây quýt đường); huyện Trà Cú thực hiện dự án nuôi bò sinh sản phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Cầu Ngang thực hiện 2 dự án gồm: dự án hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nuôi bò sinh sản liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quy mô liên xã.

Ông Lê Văn Phi, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, 2 dự án trên được thực hiện trên địa bàn 4 xã gồm: Nhị Trường, Trường Thọ, Hiệp Mỹ Đông và Thuận Hòa. Mô hình được liên kết chặt chẽ bởi nông dân, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ vật tư đầu vào như cây, con giống, phân bón, thức ăn…

Ngoài việc được chuyên gia Trường Đại học Trà Vinh hướng dẫn toàn bộ quy trình sản xuất thì toàn bộ sản phẩm đầu ra được doanh nghiệp bao tiêu với giá ổn định. Vì vậy, đây là là hướng đi bền vững giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập.

Thanh Hòa

Tin liên quan

Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp tăng lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ lúa

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích sản xuất lúa hàng năm ở tỉnh đạt hơn 520.000 ha với sản lượng trên 3,3 triệu tấn. Vụ lúa Đông Xuân năm 2020, có 37 hợp tác xã, trên 40 tổ hợp tác và 20 công ty doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh thực hiện liên kết bao tiêu sản xuất lúa hơn 23.000 ha, sản lượng hơn 162.000 tấn, chiếm hơn 11% tổng diện tích sản xuất. Kết quả liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống.


Kết nối doanh nghiệp quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

​Liên kết đẩy mạnh việc quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương là nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm tại Hội nghị Kết nối giao thương, do Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau ngày 24/6.


Vải thiều sớm Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến 15 giờ ngày 1/6, tổng sản lượng vải thiều sớm của tỉnh tiêu thụ ước đạt 16.725 tấn, với giá bán bình quân 25 nghìn đồng/kg (giá đầu vụ có lúc được 45 nghìn đồng/kg).



Đề xuất