Dân tộc Thổ

Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược. Do những biến động lịch sử ở những thế kỷ trước, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hoá dịch chuyển vào phía Nam gặp gỡ người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hoà nhập với cư dân địa phương có thể là gốc Việt cổ ở đây. Những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy ngày một hoà nhập vào nhau thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ.

Dân tộc Tà Ôi

Người Tà Ôi thuộc lớp dân cư tụ lâu đời ở Trường Sơn. Người Tà Ôi cư trú trên một dải từ Tây Quảng Trị (huyện Hương Hoá) đến tây Thừa Thiên Huế (Huyện A Lưới và Hương Trà). Họ ở quần tụ thành từng làng; nhà sàn dài, trước kia dài có khi hàng trăm mét, gồm nhiều cặp vợ chồng cùng các con (gọi là "bếp").

Dân tộc Sán Chay

Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm. Người Sán Chay cư trú ở các tỉnh Ðông Bắc nước ta. Họ sống trên nhà sàn giống nhà của người Tày cùng địa phương.


Dân tộc Pu Péo

Người Pu Péo từng sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam. Các dân tộc láng giềng đều thừa nhận người Pu Péo là một trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực bắc.


Dân tộc Phù Lá

Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Các nhóm khác đến muộn hơn, khoảng 200-300 năm trở lại, quá trình hội nhập của nhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX.


Dân tộc Pà Thẻn

Theo truyền thuyết, người Pà Thẻn ở vùng Than Lô (Trung Quốc) đến Việt Nam cách đây khoảng 200-300 năm với câu chuyện vượt biển cùng người Dao.


Dân tộc Nùng

Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm. Người Nùng cư trú ở các tỉnh Ðông Bắc nước ta, họ thương sống xen kẽ với người Tày. Phần lớn ở nhà sàn. Một số ở nhà đất làm theo kiểu trình tường hoặc xây bằng gạch mộc.


Dân tộc Mường

Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối... ở tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Ðại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái.


Dân tộc Mông

Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ.


Dân tộc M'nông

Người Mnông là cư dân sinh tụ lâu đời ở miền trung Tây Nguyên nước ta. Hiện nay người Mnông cư trú tập trung theo nhóm địa phương, chủ yếu ở các huyện: Lắc, Mdrắc, Ðắc Nông, Ðắc Mil, Krông Pách, Ea Súp, Buôn Ðôn... thuộc tỉnh Ðắk Lắk; một bộ phận cư trú ở phía bắc tỉnh Sông Bé và tây nam tỉnh Lâm Ðồng; địa bàn phân bố về phía tây đến tận miền đông Cam-pu-chia, giáp ranh với biên giới nước ta.


Dân tộc Mạ

Người Mạ là cư dân sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên. Người Mạ thường sống thành từng làng (bon) với một khu vực đất đai riêng biệt trên các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh, Ðạ Tẻ, lưu vực sông Ðồng Nai (Lâm Ðồng).


Dân tộc Lự

Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ XI - XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thế kỷ chiến tranh người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ.


Dân tộc Lô Lô

Tuỳ từng nơi, người Lô Lô sống trong ba loại nhà: nhà trệt, nhà sàn hoặc nhà nửa sàn nửa đất ở các huyện Ðồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).


Dân tộc La Hủ

Người La Hủ chủ yếu làm nương du canh với nhịp độ luân chuyển cao. Gần đây họ chuyển dần sang trồng lúa trên ruộng bậc thang. Người La Hủ nổi tiếng về nghề đan lát (mâm cơm, ghế mây), rèn.Săn bắt, đánh cá, hái lượm có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế.


Dân tộc La Ha

Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.


Dân tộc La Chí

Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai. Họ thường sống từng làng ở vùng núi đất. Nhà của mỗi gia đình là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho thóc trong một phạm vi không gian hẹp.


Dân tộc Khơ Mú

Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.


Dân tộc Khmer

Người Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và tụ cư trên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Campuchia. Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất.


Dân tộc Hoa

Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.


Dân tộc Hà Nhì

Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.


Dân tộc Gié-Triêng

Người Gié-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh. Tại huyện Ðắc Glây tỉnh Kon Tum có nhóm Gié và Triêng, tỉnh Quảng Nam có nhóm Bnoong ở huyện Phước Sơn và Trà My, nhóm T’riêng và Ve ở huyện Giằng.


Dân tộc Giáy

Người Giáy từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm. Người Giáy cư trú ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương (Lào Cai), Yên Minh, Ðồng Văn (Hà Giang), Phong Thổ, Mường Tè (Lai Châu). Nhà sàn là nhà ở truyền thống.


Dân tộc Gia Rai

Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà...