Ấn tượng nông thôn mới ở Thụy Liễu, Phú Thọ

Mười năm trước, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, có tới 3/6 khu dân cư thuộc diện đặc biệt khó khăn, toàn xã khi đó chỉ đạt 4/19 tiêu chí. Nhưng với sự đồng lòng, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, năm 2021, xã Thụy Liễu được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch đề ra.


Người dân Gung Ré tự nguyện cùng đóng góp xây dựng nông thôn mới

Đến xã Gung Ré (huyện Di Linh, Lâm Đồng) hôm nay, điều dễ nhận thấy là tất các tuyến đường đến thôn bản, đường vào khu sản xuất đều được mở rộng, cứng hóa mặt đường để có thể đi lại bằng ô tô, xe máy. Nhiều mô hình sản xuất mới được xây dựng và đạt hiệu quả, bộ mặt nông thôn đã đổi thay rõ rệt. Đây là kết quả đạt được trong việc thay đổi tư duy của người dân từ trông chờ ỷ lại sang tự nguyện và đối ứng ở vùng đất có tới 45% là đồng bào dân tộc thiểu số.


Phát huy vai trò chủ thể của người dân - khởi sắc nông thôn mới ở Ninh Thuận

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Thuận có bước “chuyển mình” mạnh mẽ với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhiều mô hình kinh tế mới ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiệu quả đang dần tăng thu nhập cho người dân. Chương trình đã góp phần thúc đẩy các địa phương xây dựng thành công nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.


Thanh niên Sơn La chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày 23/7, tại xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, Tỉnh đoàn Sơn La phối hợp cùng Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức ra quân hưởng ứng Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần thứ III, năm 2023. Đây là hoạt động nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.


Tuổi trẻ xứ Lạng chung tay xây dựng nông thôn mới

Ngày 23/7, tại xã Thượng Cường, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ Nhật xanh lần thứ III. Lạng Sơn được chọn làm điểm hoạt động này trong toàn cấp Trung ương Đoàn năm 2023.


Nhiều địa phương còn lơ là, chưa thực hiện hiệu quả ba Chương trình mục tiêu Quốc gia

Ngày 20/7, tại điểm cầu Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện ba Chương trình mục tiêu Quốc gia (Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), khu vực Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.


Puih Duch - già làng gương mẫu trong xây dựng nông thôn mới

Ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, già Puih Duch – Trưởng Ban công tác Mặt trận, người uy tín của làng Jut 2 được ví như "cây Kơ Nia" và được người dân rất kính trọng, yêu mến. Với sự nhiệt thành và trách nhiệm cao, già làng Puih Duch đã dẫn dắt bà con vượt qua nhiều khó khăn để xây dựng quê hương vững vàng trước mọi thử thách.


Hậu Giang thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Năm 2023, tỉnh Hậu Giang lên kế hoạch thực hiện chương trình Chương trình mục tiêu Quốc gia từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 147 tỷ đồng đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 87 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 60 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2023, nguồn vốn đầu tư đã giải ngân hơn 64 tỷ đồng, đạt hơn 75% kế hoạch; vốn sự nghiệp đã giải ngân hơn 3 tỷ đồng đạt 5,37% kế hoạch.


Huyện Duyên Hải đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều 15/7, tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Duyên Hải đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là huyện thứ 8/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.


Phát huy vai trò người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh có dân số trên 1 triệu người, với ba dân tộc chính là: Kinh, Khmer, Hoa, trong đó, dân tộc Khmer chiếm 31,5% dân số. Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn phát huy cao vai trò, là cầu nối quan trọng giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số; có đóng góp lớn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.


Ninh Thuận triển khai thực hiện hiệu quả ba Chương trình mục tiêu quốc gia

Để thực hiện hiệu quả ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.


Quân - dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai

Tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, công cuộc xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, cùng với đó là điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thiếu thốn khiến việc vận động, đóng góp sức dân còn nhiều hạn chế.


Đắk Lắk triển khai trọng tâm, trọng điểm, đúng mục tiêu, đối tượng các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 11/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2023; giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.


Xã miền núi Minh Khương vượt khó xây dựng nông thôn mới

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, xã Minh Khương (huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) đã có sự đổi thay rõ rệt. Từ địa phương đặc biệt khó khăn, với những hạn chế đặc thù của xã miền núi, đến nay, Minh Khương đã vươn mình, phát huy sức mạnh tập thể hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ngày càng nâng lên.


Tiền Giang phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn nông thôn mới

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Tiền Giang, tính đến đầu tháng 7/2023, tỉnh có 137/142 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, 39 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hai xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 4 huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy đạt chuẩn huyện nông thôn mới.


Thái Bình gỡ khó trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Sau hơn 10 năm (2010-2022) triển khai Chương trình nông thôn mới, tỉnh Thái Bình là một trong những điểm sáng của cả nước. Bức tranh nông thôn mới của địa phương này đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống nhân dân vùng nông thôn được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, thực tế hiện nay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại Thái Bình vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn lực đầu tư.


Gia Lai: Hiệu quả chương trình xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, địa phương đã có 110 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây từng bước được nâng lên.