Nghệ thuật hát Aday - cầu nối bền chặt trong cộng đồng Khmer

Hát Aday là một trong các loại hình hát múa dân gian độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Tỉnh Hậu Giang đã và đang thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này, góp phần lưu giữ, phát triển nét văn hóa của đồng bào Khmer, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.

Khắc họa, tôn vinh nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang

Ngày 8/11, tại bờ sông Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XIV/2022 đúng vào dịp lễ Ok Om Bok (Oóc Om Bók) của đồng bào Khmer. Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 6 - 9/11 (nhằm ngày 13 - 16/10 Âm lịch) với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.


Trình diễn Thả đèn nước và ghe Cà Hâu: Không gian nghệ thuật ấn tượng, khó quên tại Sóc Trăng

Trong chuỗi sự kiện Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022, từ ngày 6 – 8/11, trên sông Maspero – đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao) diễn ra Chương trình trình diễn Lôiprotip (Thả đèn nước) và ghe Cà Hâu, thu hút hàng ngàn người đến tham quan, chiêm ngưỡng.


Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII

Với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy bản sắc bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam bộ; Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, tối 6/11, Ngày hội Văn hóa Thể thao Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII và Ngày hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2022 đã chính thức được khai mạc.


Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo tại Sóc Trăng

Ngày 5/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (thành phố Sóc Trăng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du dịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại Sóc Trăng.


Sóc Trăng bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào tộc người thiểu số, chủ yếu tập trung ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, trong đó đồng bào Khmer chiếm 30,19% dân số, người Hoa chiếm 5,21% dân số. Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Út, tỉnh đang triển khai các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số, trong đó có trang phục truyền thống.


Chùa Khmer, trụ cột tinh thần của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Nhắc tới vùng đất Sóc Trăng, dường như ai cũng bị cuốn hút bởi những ngôi chùa Khmer sắc màu nổi bật, kiến trúc lộng lẫy. Mỗi ngôi chùa Khmer nơi đây đều được xem như một bảo tàng về Phật giáo và nghệ thuật của phum, sóc, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa cộng đồng, đồng thời là trường học, nơi để người Khmer nương tựa tâm hồn khi sống và gửi tro tàn khi mất…


Đảm bảo an ninh, an toàn cho Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII

Để đảm bảo an ninh, an toàn cho Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Ook Om Bok - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022, Đại tá Lâm Thành Sol - Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết đơn vị đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp.


Gìn giữ lễ hội truyền thống đặc sắc đua ghe Ngo của đồng bào Khmer

Lễ hội đua ghe Ngo không chỉ là hoạt động thể thao thể hiện tính cộng đồng mà còn có ý nghĩa văn hóa, tâm linh đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội đua ghe Ngo Sóc Trăng trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đã giúp đồng bào nơi đây tiếp tục gìn giữ, phát huy lễ hội truyền thống đặc sắc này.


Làm phong phú kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Trà Vinh

Ngày 2/11, tại Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tổ chức tiếp nhận và khai mạc Triển lãm hiện vật do các nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh hiến tặng. Triển lãm nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh năm 2022 và kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).


Sóc Trăng: Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (thường gọi là chùa Som Rong), tọa lạc phường 5, thành phố Sóc Trăng là ngôi chùa có từ năm 1785 ở tỉnh Sóc Trăng. Chùa Som Rong được xây dựng trên diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sãi và một thư viện với hơn 1.500 quyển sách, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Điểm nhấn của chùa Som Rong là Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam nằm ngay tại khuôn viên. Tượng có chiều dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất.


Phum Sóc Khmer háo hức đón chờ Ngày hội lớn

Chỉ còn không đầy một tuần nữa là đồng bào Khmer Nam bộ lại đón chào sự kiện lớn 5 năm mới tổ chức một lần, đó là Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII. Ngày hội năm nay được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng, với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố có đông đồng bào Khmer là: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn ra từ ngày 6-8/11/2022, nhưng ngay từ những ngày cuối tháng 10, không khí của Ngày hội tại các Phum, Sóc đông đồng bào Khmer ở Sóc Trăng đã rộn ràng, người dân đang háo hức đón chờ ngày hội tới.


Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa Rom Vong của người Khmer

Múa Rom Vong là sản phẩm tinh thần độc đáo không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Nó không chỉ mang tính chất thiêng liêng, mà còn là sinh hoạt tinh thần sau những giờ lao động mệt nhọc. Tuy nhiên, quá trình giao lưu, tiếp biến kinh tế - văn hóa – xã hội của người Khmer hiện nay diễn ra khá mạnh dẫn đến sự mai một của văn hóa truyền thống dân tộc Khmer, trong đó có Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa Rom Vong.


Thêm nhiều chương trình mang đậm bản sắc văn hóa Khmer

Những năm qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang không ngừng phấn đấu, xây dựng những chương tình đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ, giao lưu đối ngoại, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương và con người địa phương với bạn bè trong và ngoài nước.


Trà Vinh gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer, với hơn 390.000 người, chiếm trên 31% dân số toàn tỉnh. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.


Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ

Ngày 21/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức buổi họp báo thông tin về Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo lần thứ V, khu vực Đồng bằng sông cửu Long năm 2022.