Tổ chức Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022, dự kiến diễn ra từ ngày 18-20/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

To chuc Lien hoan trinh dien trang phuc truyen thong cac dan toc thieu so Viet Nam hinh anh 1Thiếu nữ Giáy trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Liên hoan được tổ chức nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số; tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khu vực phía Bắc trong nền văn hóa đa dạng mà thống nhất của cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam; khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số…

Liên hoan cũng là cơ hội để các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng, phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Đây là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị trang phục, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch.

To chuc Lien hoan trinh dien trang phuc truyen thong cac dan toc thieu so Viet Nam hinh anh 2Trang phục dân tộc Thái, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Với chủ đề "Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, Liên hoan diễn ra cùng với sự kiện Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam, với sự tham dự của 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Trong khuôn khổ Liên hoan sẽ diễn ra nhiều sự kiện ý nghĩa như: Tổ chức hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số; hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc; triển lãm trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc; tổ chức tái hiện không gian chợ phiên khu vực miền núi phía Bắc…

Phương Hà

Tin liên quan

Nét đẹp trang phục truyền thống phụ nữ Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán như lễ cấp sắc, tục cưới hỏi, dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, nếp sinh hoạt hằng ngày…, trong đó bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.


Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu

Hà Nhì là một trong sáu tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, cư trú tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai và Yên Bái. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, dân tộc Hà Nhì có 21.725 người. Đặc điểm của người Hà Nhì là sống tương đối tập trung và thường ở thành từng khu vực riêng, ít xen kẽ với các dân tộc khác.



Đề xuất