Tín ngưỡng thờ Mẹ lúa của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn

Từ xa xưa, đời sống của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn đã gắn bó mật thiết với cây lúa. Trong quan niệm của họ, lúa là cây lương thực chính và người làm ra hạt lúa là người mẹ, là vị thần mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, tín ngưỡng thờ mẹ lúa luôn được đồng bào đặc biệt coi trọng.

Tin nguong tho Me lua cua dong bao cac dan toc vung Truong Son hinh anh 1Với đồng bào Cơ-tu, mùa thu hoạch lúa chính là dịp tổ chức Lễ mừng lúa mới. Ảnh: Tấn Vịnh

Với đồng bào Pa Kô, lễ mừng lúa mới luôn là nghi lễ lớn nhất trong năm. Để chuẩn bị lễ hội, đồng bào làm cây Nêu rất kỳ công, đặc biệt là phần bông tượng trưng cho bông lúa vàng chắc hạt và thể hiện sự tôn thờ mẹ lúa đã ban cho mùa màng bội thu. Với đồng bào Cơ-tu, mùa thu hoạch lúa chính là dịp tổ chức lễ mừng lúa mới. Trước khi tổ chức, phụ nữ Cơ-tu lớn tuổi lên rẫy tuốt những bông lúa chín vàng đầu tiên đem về giã gạo nấu cơm, thổi xôi, làm bánh… dâng lên các vị thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, cây lúa mãi sinh ra nhiều hạt nuôi sống dân làng.

Tin nguong tho Me lua cua dong bao cac dan toc vung Truong Son hinh anh 2Những lễ vật cúng mẹ lúa. Ảnh: Tấn Vịnh
Tin nguong tho Me lua cua dong bao cac dan toc vung Truong Son hinh anh 3Những bông lúa chín vàng đầu tiên được đồng bào đem về giã gạo nấu cơm, thổi xôi, làm bánh… dâng lên các vị thần lúa. Ảnh: Tấn Vịnh

Tín ngưỡng thờ mẹ lúa gắn bó chặt chẽ với tập quán canh tác nương rẫy, trở thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn. Sau mùa thu hoạch, đồng bào được ăn cơm mới, có sức sống mới để cùng nhau ước vọng, tin tưởng về một cuộc sống tốt đẹp, đổi thay trong tương lai.

Tấn Vịnh

Tin liên quan

Lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc K’ho

Trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lần đầu tiên đồng bào dân tộc K’ho đến từ thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã giới thiệu Lễ mừng lúa mới độc đáo của dân tộc mình tron những ngày đầu Xuân.


Cây lúa rẫy và lễ Ada của người Pa Kô ở Quảng Trị

Đàn Toong và A Took cùng một số loại nhạc cụ truyền thống như trống, cồng chiêng, khèn bè… gắn với truyền thuyết về thần lúa, về câu chuyện “đi sim” của những đôi trai gái và lễ hội Ada mừng lúa mới hằng năm của người Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn… Vọng lại từ những dãy núi khuất sau màn sương là thanh âm từ cây đàn Toong và A Took mà người Pa Kô dùng để xua đuổi chim và thú rừng để bảo vệ nương rẫy.


Độc đáo tục mừng lúa mới của tộc người Nùng và Bố Y ở Hoàng Su Phì

Hàng năm, vào cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 âm lịch, khi những sóng lúa trên các thửa ruộng bậc thang vào độ chín vàng, đồng bào dân tộc Nùng huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại nô nức chuẩn bị đón Tết “kin khẩu mấu” (Lễ mừng lúa mới). Đây là nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Nùng, vừa chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.


Tục thờ vía lúa ở vùng đất Tổ

Từ bao đời nay, cứ mỗi khi xuân về, người dân vùng đất Tổ lại diễn xướng một tục cổ truyền gắn liền với nghề trồng lúa nước là các nghi lễ thờ cúng vía lúa, với mong muốn hạt gạo luôn là thứ ngũ cốc nuôi sống con người, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc...


Lễ cúng lúa giống của đồng bào Ê Đê

Trong đời sống, người dân tộc Ê Đê ở các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều nghi lễ (nghi thức và lễ hội) gắn với vòng đời người hoặc chu trình sản xuất, đặc biệt là những lễ thức nông nghiệp liên quan đến vòng đời của lúa. Mà tiêu biểu là lễ cúng lúa giống - một trong những nghi lễ quan trọng nhất gắn liền với phong tục sản xuất của người Ê Đê.


Lễ cúng thần lúa (Sa Yang Va) của người Chơ Ro

Lễ hội mừng lúa mới là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chơ Ro. Tiếng dân tộc Chơ Ro gọi lễ hội này là Sa Yang Va. Xưa kia lễ hội này kéo dài nhiều ngày đêm, thu hút cả cộng đồng tham gia.


Tục cúng hồn lúa ở Hoàng Su Phì

Theo quan niệm của người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) thì cây lúa cũng có hồn. Vì vậy, hàng năm, muốn mùa màng bội thu, người Dao Đỏ phải tổ chức cúng tế, gọi hồn cây lúa, lá lúa và hạt lúa để chúng cùng rủ nhau về với gia chủ, làm nên một mùa vàng tươi tốt. Mâm cỗ cúng hồn lúa gồm: cá chép, xôi, bông lúa mới, rau xanh các loại, nhộng ong, cua suối...



Đề xuất