Tiêu thụ thuận lợi, na Đông Triều được giá

Thị xã Đông Triều là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh Quảng Ninh. Với nhiều nông sản nổi tiếng, được thị trường nhiều nơi biết đến; trong đó, có quả na - thương hiệu OCOP của địa phương. Dù vụ na năm nay sản lượng có giảm hơn so với năm trước, tuy nhiên người nông dân phấn khởi vì na cho chất lượng, mẫu mã đẹp nên được giá và không còn lo giãn cách xã hội gây khó khăn trong lưu thông, thị trường tiêu thụ thuận lợi.

Tieu thu thuan loi, na Dong Trieu duoc gia hinh anh 1Anh Nguyễn Văn Khoa tại xã Dân Việt, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) thu hoạch na. Ảnh: Thanh Vân - TTXVN 

Giá bán tăng cao

Vụ na mùa năm 2022 của thị xã Đông Triều cho thu hoạch muộn hơn khoảng một tháng so với năm ngoái, sản lượng giảm khoảng từ 10%. Nguyên nhân là do thời tiết thất thường; cùng đó, do có nhiều diện tích na đã canh tác trên cùng một thửa đất lâu năm, chưa chuyển đổi và cây na già cỗi nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến quá trình cho quả và sản lượng của na.

Chị Nguyễn Thị Trà, thuộc Hợp tác xã na VietGAP thôn Khê Thượng xã Việt Dân, thị xã Đông Triều cho biết, gia đình chị trồng hơn 1ha na, từ đầu vụ đến nay thu hoạch được hơn 1 tấn quả, giá bán na tuyển đạt khoảng 50.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm 2021.

Năm nay không ảnh hưởng dịch COVID-19 nên thương lái đến tận vườn thu mua ổn định, giá cả phụ thuộc thị trường, ở thời điểm hiện tại giá khá cao. Năm ngoái thu hoạch được gần 10 tấn, năm nay chắc giảm khoảng 30%, chị Trà thông tin thêm.

Là cây chủ lực của thị xã Đông Triều, hàng chục năm qua cây na đã giúp đổi thay diện mạo vùng nông thôn, mang lại đời sống kinh tế xã hội ổn định cho người nông dân. Anh Nguyễn Văn Khoa người dân xã Việt Dân chia sẻ, so với các loại cây khác cây na dễ chăm sóc, lại có thể tự ươm giống tại nhà nên chi phí không cao. Những năm gần đây nhờ tham gia trồng na VietGAP nên nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, có thể chủ động thời gian ra hoa, cho quả. Na được thu hoạch theo mùa, na gối và na chiêm, sản lượng các vụ không chênh lệch nhiều vì người dân áp dụng khoa học công nghệ.

Anh Khoa phấn khởi cho biết, năm nay không còn giãn cách xã hội, không còn phải lo lắng đến đầu ra, quả na được thương lái đến tận vườn thu mua, nếu bán xô thì giá hiện tại khoảng 25.000 đồng/kg, na tuyển thì từ 40.000 đồng/kg, tùy vườn và chất lượng na.

Hàng chục năm nay, nhờ có cây na mà người dân có điều kiện cho các con học hành, như nhà anh có hai con đi du học ở Hàn Quốc, nhà cửa khang trang, đời sống ở vùng quê yên bình, ổn định, xã cũng đạt nông thôn mới kiểu mẫu từ rất sớm.

Tieu thu thuan loi, na Dong Trieu duoc gia hinh anh 2Tiểu thương thu mua na tận vườn. Ảnh: Thanh Vân - TTXVN

Giữ vững thương hiệu OCOP

Trên địa bàn thị xã Đông Triều có gần 900 ha na; trong đó, có gần 400 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và chủ yếu là na dai, được trồng nhiều ở các xã An Sinh, Việt Dân,Tân Việt, Bình Khê…

Vốn là cây trung niên, nên cây na chỉ khai thác hiệu quả trong vòng 20 năm trở về, vì vậy, để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiện nay các hộ dân đã bắt đầu cải tạo, thay thế cây trồng mới khoảng 1/3 vườn na đang có. Với hình thức trồng xen canh gối vụ, đảm bảo sẽ cho thu hoạch 3 vụ 1 năm.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch xã An Sinh, thị xã Đông Triều cho biết, xã có 450 ha na, cũng là địa phương có diện tích trồng na lớn nhất tỉnh, để bảo vệ thương hiệu na Đông Triều nói chung và của xã nói riêng, hiện nay địa phương đang hướng bà con cải tạo vườn bằng việc thay thế trồng giống na mới có năng suất cao hơn.

Ngoài việc tiếp tục xây dựng na VietGAP, năm vừa qua xã đã thí điểm 3 ha na hữu cơ và cơ bản cho thu nhập cao. Hiện nay, xã xây dựng mô hình trồng na Thái Lan và na Đài Loan, đánh giá tổng kết cho thu nhập cao và tiến tới khuyến khích người dân chuyển đổi các giống na này vì ưu điểm chống chịu sâu bệnh tốt hơn cây na bản địa.

Trung bình 1 ha trồng na áp dụng quy trình VietGAP hiện cho sản lượng trên 10 tấn quả/vụ, doanh thu khoảng 300 triệu đồng, tăng hơn 2 tấn quả/vụ và gần 70 triệu đồng so với trồng na theo phương thức truyền thống. Với ưu điểm vượt trội, na dai Đông Triều vẫn giữ là cây chủ lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân nơi đây.

Anh Nguyễn Văn Khoa, người dân xã Việt Dân cũng mong muốn tiếp tục khắc phục kỹ thuật trồng na, đồng thời sẽ thực hiện sản xuất tập trung để nâng cao năng suất, chuyên nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp, tạo thành chuỗi sản xuất chất lượng cao, duy trì đầu ra hiệu quả.

Tieu thu thuan loi, na Dong Trieu duoc gia hinh anh 3Cây na trồng tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh). Ảnh: TTXVN phát

Ông Đặng Đình Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều cho biết, vụ na năm nay chín muộn và trong khoảng 1 tháng sẽ tiêu thụ hết khoảng 9.000 tấn na chín rộ với nhiều thị trường từ các tỉnh miền Trung trở ra. Đối với na VietGAP cũng được đưa vào các siêu thị lớn trên địa bàn.

Để nâng cao chất lượng và bảo vệ thương hiệu na Đông Triều, tới đây địa phương này có kế hoạch mở rộng diện tích na VietGAP đã đạt tiêu chuẩn đối với các xã xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thiện quy trình kỹ thuật để na có năng suất chất lượng cao nhất.

Đồng thời, khuyến cáo các chủ vườn na có tuổi đời trên 20 năm, già cỗi thì nên thay thế, chuyển đổi giống na và chuyển đổi cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Thanh Vân

Tin liên quan

Khai mạc Tuần lễ na Lạng Sơn tại Thủ đô

Ngày 10/8, tại Khu hội chợ triển lãm, giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2022 và hội chợ kết nối nông sản thực phẩm an toàn cung ứng cho các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.


Làm giàu nhờ liên kết trồng na theo quy trình VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở khu vực núi Bà Đen (Tây Ninh) đã tham gia chuỗi sản xuất na theo quy trình VietGAP của Công ty cổ phần Natani (Natani), thu nhập nhờ vậy ổn định hơn trước rất nhiều.


Hỗ trợ người dân tiêu thụ na La Hiên

Tại tỉnh Thái Nguyên, quả na thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Hiện nay, người trồng na đang bước vào vụ thu hoạch trong khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, do vậy, tỉnh Thái Nguyên đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cho người dân.


Bắc Giang phát triển thương hiệu na dai Lục Nam

Cây na là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Nhờ cây trồng này, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã có cuộc sống khấm khá. Nhằm khai thác tiềm năng của cây na, thời gian qua, người dân và chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao giá trị, phát triển thương hiệu na dai Lục Nam là một loại cây ăn quả đặc sản của Bắc Giang.


Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Na Mai Sơn” của Sơn La

Ngày 25/8, UBND huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Na Mai Sơn” và ngày hội nông sản năm 2018. Đây là dấu ấn quan trọng đối với những người trồng na ở Mai Sơn bởi sản phẩm na Mai Sơn đã khẳng định được thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.


Na rừng nặng tới 4 kg mỗi quả có giá tiền triệu

Na rừng hay còn gọi là quà của rừng cho cánh mày râu (quả chí chuôn chua hoặc tè khửn) mọc trong những cánh rừng sâu ở các tỉnh miền núi phía Bắc có giá bán khá cao; trung bình dao động từ 150 – 500 nghìn đồng/ kg, một quả nặng từ 3 – 4kg có giá vài triệu đồng/ quả.


Nhộn nhịp mùa na trên đất vùng cao La Hiên

Những ngày này, hai bên đường Quốc lộ 1B đoạn qua xã La Hiên (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) những gánh, bàn, quầy tạm giới thiệu đặc sản na dai địa phương mọc lên san sát, kéo dài cả cây số.



Đề xuất