Tiền Giang đầu tư trên 3,2 tỷ đồng chống hạn

Tiền Giang đầu tư trên 3,2 tỷ đồng chống hạn
Những người nông dân ngày ngày phải gồng mình cùng máy bơm chống hạn ở Tiền Giang. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Những người nông dân ngày ngày phải gồng mình cùng máy bơm chống hạn ở Tiền Giang. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Các công trình sẽ hoàn tất và đưa vào sử dụng trong mùa khô hạn 2019 phục vụ tưới tiêu, chống hạn, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ trên 2.300 đất canh tác; trong đó, có vùng trồng sả chuyên canh trên 1.400 ha, còn lại là vườn cây ăn trái. Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, dự án Phú Thạnh – Phú Đông gồm hệ thống cống đập, đê bao ngăn mặn bảo vệ gần 3.000 ha đất; trong đó, có trên 2.300 ha đất trồng trọt. Nhờ hệ thống các công trình thủy lợi trong khuôn khổ dự án thời gian qua đã giúp bà con miền đất thiên nhiên khắt nghiệt ở hạ lưu sông Tiền chuyển đổi từ trồng lúa 1 vụ/năm bấp bênh sang các cây trồng chịu hạn và có giá trị kinh tế cao khác để ổn định sản xuất. Phát huy hiệu quả từ dự án, nông dân Tân Phú Đông đã thành công trong việc xây dựng vùng trồng sả chuyên canh lớn nhất tỉnh Tiền Giang mỗi năm cung ứng trên 20.000 tấn sản phẩm cho thị trường đồng thời phát triển nhiều cây trồng có giá trị khác như: mãng cầu xiêm, dừa, nhãn… Ông Hai Đáng, cư ngụ tại ấp Gảnh, xã Phú Đông chuyển đổi trên 5.000 m2 đất trồng lúa 1 vụ sang trồng chuyên canh mãng cầu xiêm cho biết, đây là cây trồng thích hợp vùng đất cù lao nhiễm mặn, cho năng suất và sản lượng cao, thị trường ưa chuộng. Trung bình mỗi năm ông thu hoạch từ 5 tấn đến 7 tấn quả, bán trừ chi phí còn lãi ròng trên 70 triệu đồng. Nhờ chuyển đổi cây trồng, gia đình ông nhiều năm nay đã có cuộc sống ổn định. Rút kinh nghiệm ứng phó thiên nhiên khắc nghiệt thời gian qua đồng thời phát huy hiệu quả dự án Phú Thạnh – Phú Đông, trong mùa khô 2019, địa phương coi trọng việc đầu tư nạo vét kênh mương thủy lợi nội đồng kết hợp với trử ngọt, ngăn mặn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng hoặc thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, cập nhật diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn để nhân dân địa phương biết và triển khai các giải pháp ứng phó đồng thời nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước, phòng chống ô nhiễm, không xả rác hoặc làm ô nhiễm nguồn nước… Nhờ vậy, đến nay, trên huyện Tân Phú Đông, đặc biệt là nội đồng dự án Phú Thạnh – Phú Đông chưa xảy ra tình trạng căng thẳng về nước sinh hoạt và sản xuất.
Minh Trí

Có thể bạn quan tâm