Tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ việc "bê tông hóa" tại các điểm du lịch dọc bờ sông Luông Đông, Đà Nẵng

Các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng đã kiên quyết xử lý nhiều cơ sở du lịch sinh thái, kinh doanh ăn uống vi phạm các quy định về xây dựng, gây ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tại các quận Sơn Trà, Liên Chiểu.

Tiem an nhieu nguy co tu viec "be tong hoa" tai cac diem du lich doc bo song Luong Dong, Da Nang hinh anh 1Một đê kè bê tông được xây dựng phía trước cổng khu Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Tuy nhiên, phóng viên TTXVN ghi nhận vẫn còn nhiều khu du lịch sinh thái, khu cắm trại dã ngoại đang sử dụng bê tông để đắp đập, be bờ, san nền tại sông Luông Đông (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) gây ảnh hưởng đến nguồn nước, xâm phạm thiên nhiên, tiềm ẩn nguy cơ bị sạt lở vào mùa mưa.

Khoảng 5 km đầu nguồn sông Luông Đông là một khe suối trong lành, mát mẻ, nơi đây có hàng chục điểm du lịch sinh thái, thu hút du khách tham quan. Tại vị trí cao nhất, thượng nguồn dòng suối có Khu cắm trại Róch Rách Glamping hoạt động từ tháng 6/2022, cung cấp các dịch vụ ngủ lều, ăn uống, tắm suối, đốt lửa trại…

Tiem an nhieu nguy co tu viec "be tong hoa" tai cac diem du lich doc bo song Luong Dong, Da Nang hinh anh 2Khu cắm trại Róch Rách Glamping dựng nhiều lều trại lưu trú sát khe suối trên thượng nguồn sông Luông Đông, có nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa lũ, sạt lở. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN ngày 5/4, khu cắm trại này có nhiều nơi bị bê tông hóa, làm đê kè kiên cố hai bên dòng suối để dựng lều cắm trại, khu ăn uống. Chủ đầu tư khu cắm trại đổ đất đá, bê tông san nền hàng trăm mét vuông ngay sát bờ suối để sử dụng kinh doanh, gây ảnh hưởng đến dòng chảy của khe suối.

Tiem an nhieu nguy co tu viec "be tong hoa" tai cac diem du lich doc bo song Luong Dong, Da Nang hinh anh 3Các khu du lịch xây dựng nhiều đê kè ngăn dòng trên sông Luông Đông để tạo hồ tắm. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Dọc theo dòng suối nguồn sông Luông Đông, ngay dưới khu Róch Rách Glamping là Khu cắm trại Green World Glamping hoạt động từ tháng 9/2022 với các dịch vụ tương tự cũng làm kè đá kiên cố, đổ bê tông san nền, chặn dòng chảy. Khu cắm trại này còn xây dựng đường bê tông và cầu sắt ngang qua suối, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vào mùa mưa lũ. Các khu du lịch khác trên tuyến đường có hàng chục điểm được xây dựng đê kè kiên cố, chặn dòng nước, nhiều công trình bê tông hóa được xây ngay sát bờ sông, gây ảnh hưởng đến thiên nhiên, cảnh quan và nguy cơ mất an toàn nguồn nước sông Luông Đông.

Theo thống kê của UBND xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), khu vực trên có 4 khu du lịch đang hoạt động là Lái Thiêu, Hòa Phú Thành, Suối Hoa và Công viên suối khoáng nóng ĐHC (còn gọi là Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài); ngoài ra còn một khu du lịch đang vận hành thử nghiệm là V-Village (thôn Hòa Hải).

Tiem an nhieu nguy co tu viec "be tong hoa" tai cac diem du lich doc bo song Luong Dong, Da Nang hinh anh 4Khu cắm trại Róch Rách Glamping xây dựng kè đá bê tông, ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của thượng nguồn sông Luông Đông. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Trao đổi với phóng viên TTXVN về tình trạng "bê tông hóa" thượng nguồn sông Luông Đông để làm du lịch sinh thái, ông Nguyễn Văn Bửu, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết, các khu cắm trại Róch Rách Glamping và Green World Glamping nằm trong khuôn viên Khu Du lịch sinh thái Lái Thiêu đã được cấp phép từ nhiều năm nay. Giữa năm 2022, chủ đầu tư Khu du lịch Lái Thiêu đã cho các đơn vị thuê đất để hoạt động kinh doanh cắm trại, dã ngoại. Tháng 10/2022, khu vực sông Luông Đông bị lũ quét, sạt lở, thiệt hại nặng nên các chủ đầu tư đã cho xây dựng đê kè, trải thảm sỏi để khắc phục sạt lở. Về giấy phép xây dựng, mật độ xây dựng và quản lý lưu trú tại các cơ sở du lịch này, ông Nguyễn Văn Bửu cho biết các cơ quan chức năng của huyện cấp phép, quản lý, UBND xã chỉ xử lý khi phát hiện sai phạm.

Tiem an nhieu nguy co tu viec "be tong hoa" tai cac diem du lich doc bo song Luong Dong, Da Nang hinh anh 5Các khu dã ngoại đổ bê tông, cát sỏi nhằm san nền, xây dựng khu lưu trú ngay sát bở sông Luông Đông. Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Về việc "bê tông hóa" tại các điểm du lịch dọc bờ sông Luông Đông tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, mất an toàn cho du khách lưu trú, ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Theo ông Nguyễn Văn Bửu, hàng năm, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị của huyện Hòa Vang thường xuyên kiểm tra, báo cáo UBND huyện về đảm bảo trật tự xây dựng tại các khu du lịch dọc sông Luông Đông. Với các hạng mục mới được xây dựng như phóng viên phản ánh, chính quyền địa phương sẽ tổ chức kiểm tra thực tế, xử lý nghiêm nếu có sai phạm và sớm thông báo lại cho cơ quan báo chí.

Quốc Dũng

Tin liên quan

Yêu cầu tạm dừng bê tông hóa điểm ngắm cảnh ở Y Tý

Ngày 23/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có công văn khẩn yêu cầu ngành văn văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương này (chủ đầu tư) dừng thi công hạng mục Chòi ngắm cảnh và lan can ở công viên Choản Thèn nằm trên địa bàn xã Y Tý, huyện Bát Xát.


Vụ bê tông hóa di tích 300 tuổi ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội: Tư duy ngược trong bảo tồn và huy động xã hội hóa

Vụ bê tông hóa di tích đình Lương Xá 300 tuổi ở huyện Ứng Hòa vẫn tiếp tục “nóng” dư luận, vì lần đầu tiên tại Hà Nội có việc trùng tu di tích bằng cách phá bỏ hoàn toàn để xây mới bằng bê tông. Dù dư luận lên tiếng phản đối song một số người có trách nhiệm ở thôn Lương Xá, xã Liên Bạt vẫn không nhận ra tính chất nghiêm trọng của vụ việc mà tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình. Điều này khiến bất cứ ai cũng day dứt bởi quan điểm bảo tồn di tích của chính quyền xã Liên Bạt và thôn Lương Xá với lối tư duy ngược, thậm chí ngược cả trong huy động xã hội hóa để trùng tu di tích.


Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển vịnh Đà Nẵng

Vịnh Đà Nẵng được bao bọc bởi hai dãy núi Hải Vân và Sơn Trà, thuộc địa phận các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu và Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng, có những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, có vị thế đặc biệt quan trọng với tài nguyên biển và an ninh quốc phòng trong khu vực. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch, dịch vụ… Tuy vậy, các hoạt động này cũng xả các chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, suy thoái cảnh quan và tài nguyên trong vịnh.



Đề xuất