Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”:

Thường Tín hướng tới huyện nông thôn mới năm 2020

Thường Tín hướng tới huyện nông thôn mới năm 2020
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi làm việc tại huyện Thường Tín.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng
phát biểu kết luận buổi làm việc tại huyện Thường Tín.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín, đến nay trên địa bàn huyện có 24 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ nay đến cuối năm, huyện Thường Tín phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM gồm: Hòa Bình, Tiền Phong, Lê Lợi và Thư Phú; đến năm 2020, đạt huyện NTM. Hiện Thường Tín đã có 6/9 tiêu chí đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện NTM, gồm các tiêu chí: quy hoạch, thủy lợi, điện, y tế - văn hóa - giáo dục, an ninh trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng NTM. 3/9 tiêu chí cơ bản đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM gồm: giao thông, sản xuất, môi trường.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những nỗ lực của huyện Thường Tín trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những nỗ lực của huyện Thường Tín trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội.

Đối với phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: lúa hàng hóa tập trung tại xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng cây ăn quả tại xã Chương Dương, Tự Nhiên... Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ thường xuyên được quan tâm, đầu tư, đã liên kết với Viện cây lương thực và thực phẩm chuyển giao các tiến bộ khoa học về giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với phát triển của sản xuất, mô hình chuyển đổi hợp tác xã dịch vụ mới đã được hình thành và góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất. Các hợp tác xã đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất đúng hướng theo chỉ đạo của thành phố; quan tâm đến xây dựng thương hiệu, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập cao cho nông dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã rau Thanh Hà thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín. Hợp tác xã rau Thanh Hà có quy mô 1,2 ha, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã rau Thanh Hà thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín. 
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình sản xuất rau an toàn của Hợp tác xã rau Thanh Hà thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín. Hợp tác xã rau Thanh Hà có quy mô 1,2 ha, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Hợp tác xã rau Thanh Hà có quy mô 1,2 ha,
sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Về nâng cao đời sống nhân dân, hiện toàn huyện không có nhà tạm, nhà dột nát, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện sau khi trừ hộ bảo trợ còn 0,84%; lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 89,47%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên về chất lượng, 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 86,53% người dân tham gia BHYT, 86% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa... Các hoạt động văn hóa - thể thao được duy trì. Đồng thời, các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát huy các công trình, giá trị văn hóa cũng được tăng cường. Từ năm 2016 đến nay, Thường Tín huy động được 1.266 tỷ đồng cho xây dựng NTM và không để nợ vốn xây dựng cơ bản.

Bên cạnh những mặt tích cực, Thường Tín còn tồn tại một số khó khăn. Đó là sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, cơ giới hóa chưa đồng bộ. Việc thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển nông nghiệp còn hạn chế. Nguồn vốn xây dựng NTM còn hạn chế, vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, huyện Thường Tín cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, đem lại giá trị kinh tế cao. Sản phẩm rau của hợp tác xã rau Thanh Hà đã có mặt tại các siêu thị và cửa hàng rau sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, huyện Thường Tín cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, đem lại giá trị kinh tế cao.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, huyện Thường Tín cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, đem lại giá trị kinh tế cao. Sản phẩm rau của hợp tác xã rau Thanh Hà đã có mặt tại các siêu thị và cửa hàng rau sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sản phẩm rau của hợp tác xã rau Thanh Hà đã có mặt
tại các siêu thị và cửa hàng rau sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội. 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những nỗ lực của huyện Thường Tín trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, huyện Thường Tín cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, đem lại giá trị kinh tế cao; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí của 24 xã đã đạt chuẩn NTM; tập trung chỉ đạo 4 xã còn lại đạt chuẩn NTM năm 2019; thu hút phát triển làng nghề và khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tập trung hơn cho công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải; trồng hoa, cây xanh góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân…

Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng Thắng

BADTMN/TTXVN

Có thể bạn quan tâm