Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực IoT

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực IoT
Cuộc thi nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực IoT, tìm kiếm và phát hiện các ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc, từ đó hỗ trợ phát triển dự án để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp IoT bền vững. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng, hiện thực hóa kế hoạch phát triển đô thị thông minh của Chính phủ, tạo môi trường thúc đẩy những dự án khởi nghiệp tham gia, góp phần xây dựng các giải pháp ứng dụng trong đô thị thông minh.
Đại diện nhóm NRobot trình bày dự án sản xuất robot giáo dục với giá cả phải chăng để học lập trình, robot và điện tử, tại vòng chung kết cuộc thi IoT Startup 2018. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
Đại diện nhóm NRobot trình bày dự án sản xuất robot giáo dục với giá cả phải chăng để học lập trình, robot và điện tử, tại vòng chung kết cuộc thi IoT Startup 2018. Ảnh: Thế Anh - TTXVN

Ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao cho biết: Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, SHTP-IC đã tổ chức nhiều hoạt động và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, trở thành điểm đến, địa điểm hỗ trợ khởi nghiệp uy tín tại Việt Nam.

Trong đó, cuộc thi khởi nghiệp IoT Startup đã thu hút hơn 10.000 lượt quan tâm theo dõi và trên 150 dự án tham gia dự thi, có nhiều dự án tiêu biểu trong cộng đồng startup như: Hệ thống đèn đường thông minh S3, Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp ngư nghiệp Aevisor - Fman, Khóa thông minh Gtek Lock (ATOVI)…
 
Cuộc thi được phát động từ tháng 5/2018 với hơn 60 dự án đăng ký tham gia, đến nay, có 7 dự án xuất sắc nhóm A (dành cho sinh viên) được tổ chức trao giải và 7 dự án nhóm B (dành cho các startup) tham gia tranh tài tại vòng chung kết.

Riêng nhóm B, cuộc cạnh tranh diễn ra kịch tính và gay gắt về phương án khả thi trong công nghệ IoT, giải pháp cho xe bus, bệnh viện, giải pháp quản lý bán hàng...

Bên cạnh đó, đại diện các startup phải trả lời nhiều câu hỏi từ phía hội đồng giám khảo đặt ra như: Đối tượng khách hàng nhắm tới của dự án là gì? phương án dự phòng khi có sự cố xảy ra là gì? những thiếu sót về ý tưởng mà các bạn tham gia thực hiện dự án không nghĩ tới…, ông Lê Thành Nguyên cho biết thêm.
Đại diện các startup giới thiệu các dự án tham dự vòng chung kết đến các đại biểu. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
Đại diện các startup giới thiệu các dự án tham dự vòng chung kết đến các đại biểu. Ảnh: Thế Anh - TTXVN

Một số dự án tiêu biểu nhóm B tham gia tranh tài ở vòng chung kết như: Blocky IoT Kit - Blocky là nền tảng IoT đơn giản và thân thiện với người dùng. Blocky là hệ thống các module phần cứng được điều khiển và kết nối ở bất cứ đâu. Người dùng có thể thử nghiệm, học hỏi và thực hành các giải pháp IoT ngay lập tức mà không cần kiến thức về phần cứng hay lập trình. Ngoài ra, có dự án NRobot: NRobot là dự án sản xuất robot giáo dục với giá hợp lý để học lập trình, robot và điện tử; G-Smart iOT: Quản lý Internet An toàn cho trẻ em, G-Smart là thiết bị Wifi, giúp bố mẹ kiểm soát các hoạt động của con khi con truy cập vào mạng Internet.../. 
Thế Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm