Thúc đẩy mô hình nông lâm kết hợp ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 3/7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn Tổ chức Phát triển Hợp tác xã Hà Lan (Agriterra), Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của Robobank (Acorn) và Tổ chức hợp tác rừng châu Á (AfoCo) về Chương trình thúc đẩy mô hình nông lâm kết hợp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại buổi làm việc Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Việt Nam cũng như năng nhiệm, nhiệm vụ và hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Cùng đó, đánh giá cao những đóng góp của Agriterra với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. 

Đặc biệt, ông Nguyễn Ngọc Bảo bày tỏ mong muốn Agriterra cùng Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ có nhiều chương trình hợp tác hơn nữa, qua đó tiếp tục giúp khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có những đóng góp lớn hơn cho sự phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Giới thiệu về Chương trình thúc đẩy mô hình nông lâm kết hợp, ông Harm Haverkort, Quản lý chung Chương trình Acorn châu Á- Thái Bình Dương cho biết, Chương trình thúc đẩy mô hình nông lâm kết hợp nhằm mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu của ngân hàng Rabobank (Acorn) phối hợp với Agriterra đang xây dựng đề xuất hợp tác đa phương và tham vấn các bên.

Thuc day mo hinh nong lam ket hop ung pho voi bien doi khi hau hinh anh 1Năm 2023, Tuyên Quang phấn đấu trồng hơn 9.700 ha; duy trì hiệu quả diện tích rừng trồng là hơn 190.000 ha, tăng diện tích rừng cấp chứng chỉ FSC lên hơn 90.000 ha vào năm 2026; duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 65%. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Việc này nhằm giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác thúc đẩy quản lý rừng bền vững và tạo tác động tích cực trong ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Mặt khác, Acorn và Agriterra tại Việt Nam mong muốn được hợp tác với VCA về tiềm năng tham gia của các hợp tác xã và thành viên vào Chương trình này.

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Bảo đánh giá cao tính khả thi và cho rằng đây là một chương trình hết sức có ý nghĩa đối với người nông dân Việt Nam, đặc biệt là mục tiêu quản lý rừng bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Do đó, ông Nguyễn Ngọc Bảo đề nghị các bên cử đầu mối phối hợp để cùng lên kế hoạch triển khai các đầu công việc, qua đó đạt được những thỏa thuận, hợp tác sớm đưa chương trình vào thực tiễn trong thời gian tới.

Uyên Hương

Tin liên quan

Phấn đấu đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến nông sản top 10 thế giới năm 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 858/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.


Hà Nội kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản

Cùng với việc triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn; vận động doanh nghiệp, người dân đầu tư, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, xây dựng các chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn, trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã đẩy mạnh công tác lấy mẫu, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, tập trung vào nhóm nguy cơ cao (sản phẩm tươi sống).



Đề xuất