Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm

Tổ hợp điện năng lượng tái tạo của Tập đoàn Trung Nam đầu tư tại huyện Thuận Bắc. Ảnh: Công Thử
Tổ hợp điện năng lượng tái tạo của Tập đoàn Trung Nam đầu tư tại huyện Thuận Bắc. Ảnh: Công Thử

Đến với huyện miền núi Thuận Bắc (Ninh Thuận) vào dịp cuối năm, nơi có khoảng 70% là đồng bào dân tộc Chăm và Raglai, chúng tôi cảm nhận rõ một mùa xuân ấm no, hạnh phúc đang về rất gần với người dân nơi đây…

Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm ảnh 1Tổ hợp điện năng lượng tái tạo của Tập đoàn Trung Nam đầu tư tại huyện Thuận Bắc. Ảnh: Công Thử

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước qua các chương trình, dự án, Thuận Bắc hôm nay đã "thay da đổi thịt” nhiều. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng khá khang trang. Các chính sách dân tộc, chương trình hỗ trợ sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào phát triển kinh tế.

Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm ảnh 2Lãnh đạo Công ty cổ phần Điện gió và Điện mặt trời Trung Nam (Tập đoàn Trung Nam) giới thiệu dự án trồng khảo nghiệm cỏ, xả và gừng dưới các tấm pin tại dự án điện mặt trời ở huyện Thuận Bắc. Ảnh:Minh Hưng

Chúng tôi đến xóm Bằng, xã Bắc Sơn, nơi có đông đồng bào Raglai sinh sống. Để tăng thu nhập cho người dân, chính quyền xã Bắc Sơn đã tuyên truyền, vận động bà con tham gia mô hình liên kết trồng các cây màu chịu hạn, cho giá trị kinh tế cao như nha đam, măng tây xanh, ớt, dưa…; kết hợp chăn nuôi bò, dê, cừu. Đã có gần 40 hộ trong xã liên kết trồng 15 ha nha đam với một doanh nghiệp, thu nhập cải thiện rõ rệt. Điển hình như gia đình bà Thị Thể (65 tuổi, người Raglai), vừa cho doanh nghiệp thuê 1,8 ha đất, vừa tham gia trồng nha đam và nuôi bò sinh sản, đời sống cải thiện nhiều.

Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm ảnh 3Đồng bào dân tộc Raglai ở xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc trồng cây nha đam theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Nguyễn Thành
Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm ảnh 4Đường giao thông liên thôn được bê tông hóa ở xã Công Hải, huyện Thuận Bắc. Ảnh: Nguyễn Thành
Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm ảnh 5Huyện Thuận Bắc phát triển nghề nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản ở vùng bán khô hạn. Ảnh: Nguyễn Thành

Với sự hỗ trợ từ chính quyền, đời sống của đồng bào dân tộc ở các xã khác như Bắc Phong, Công Hải, Lợi Hải, Phước Chiến và Phước Kháng cũng đổi thay nhiều. Ông Phạm Trọng Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Bắc cho chúng tôi biết: “Nhờ đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, Thuận Bắc đã có 1 xã (xã Lợi Hải) hoàn thành 19/19 tiêu chí; 100% đường liên huyện, xã, thôn được trải nhựa hoặc bê tông hóa; cơ sở vật chất, trường học, trạm y tế, nước sạch cơ bản đáp ứng nhu cầu người dân. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 20,83% (giảm 4,64% so với năm 2020)”.

Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm ảnh 6Trồng măng tây ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Thuận Bắc. Ảnh: Công Thử
Thuận Bắc - nơi mùa xuân đến sớm ảnh 7Trồng lạc trên đất lúa chuyển đổi nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giúp đồng bào Raglai ở xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc nâng cao thu nhập. Ảnh: Nguyễn Thành

Không chỉ cần cù, năng động trong lao động, phát triển kinh tế, đồng bào các dân tộc ở Thuận Bắc còn luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Dù cuộc sống vẫn còn những vất vả, lo toan nhưng đồng bào ở nơi đây vẫn tràn đầy hứng khởi đón xuân mới với ước mơ và niềm tin về một tương lai tươi sáng.

Nguyễn Thành

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm