Thừa Thiên Huế đẩy mạnh trồng rừng ven biển và vùng đầm phá

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh trồng rừng ven biển và vùng đầm phá
Rừng trồng trên phá Tam Giang thuộc thị xã Hương Trà. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Rừng trồng trên phá Tam Giang thuộc thị xã Hương Trà. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN

Để thực hiện kế hoạch nêu trên, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến đầu tư 110 tỷ đồng thực hiện dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, đầm phá. Đáng chú ý, trong các đợt thiên tai năm 2017 vừa qua, vành đai rừng ngập mặn trải dài 15 km dọc ven biển và vùng ven phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát huy tác dụng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng ven phá.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tạo ra được bộ giống thích hợp như cây sú, vẹt, đước và cây mắm để phát triển trồng rừng tại vùng đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, vốn là nơi sinh sống, cư ngụ của nhiều loài hải sản có giá trị; và xã Hương Phong (thị xã Hương Trà) là địa phương nằm dọc theo vùng bờ biển Thừa Thiên-Huế, nơi có tới 2/3 ranh giới xã được bao bởi sông Hương và phá Tam Giang, tác động của thiên tai lên cuộc sống và hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản rất lớn. Thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong đã thành lập hội đoàn trồng 4.000 m2 rừng ngập mặn tại Cồn Tè với 2.200 loài cây, gồm bần, sú, mắm, đước; bảo vệ, phát triển 5 ha rừng nguyên sinh rú chá.

Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) cũng đã thử nghiệm mô hình trồng rừng ngập mặn không tập trung; trồng các loài cây ngập mặn dọc đường đi, ranh giới của các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ở đây. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ những mô hình như ở xã Hương Phong và thị trấn Lăng Cô, hiện ở nhiều địa phương, người dân đã ý thức rõ hơn về vai trò của rừng ngập mặn, nên tích cực tham gia và ủng hộ việc trồng các loài cây ngập mặn vùng ven biển và đầm phá.

Rừng trồng trên phá Tam Giang thuộc thị xã Hương Trà. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Rừng trồng trên phá Tam Giang thuộc thị xã Hương Trà. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN

Tỉnh Thừa Thiên - Huế được chia thành các vùng sinh thái gồm: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Các vùng sinh thái này bao gồm nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, có giá trị quốc gia và quốc tế, được thừa nhận rộng rãi. Ba hệ sinh thái có giá trị nhất về đa dạng sinh học là rừng, đầm phá và hệ sinh thái biển khu vực Hải Vân - Sơn Chà. Riêng khu vực biển ven bờ quanh mũi đèo Hải Vân, đảo Sơn Chà và đầm Lập An nằm ở huyện Phú Lộc được đưa vào danh sách 15 khu bãi biển của Việt Nam vì tính độc đáo về đa dạng sinh học biển của nó.

Để bảo vệ và phát huy hiệu quả tiềm năng, vị thế của một địa phương có biển, Thừa Thiên - Huế đề ra mục tiêu xây dựng và quảng bá thương hiệu biển với các địa điểm và quần thể tham quan ven biển, đảo, đầm phá có giá trị văn hóa, lịch sử và thương mại… Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền giúp cộng đồng có thái độ ứng xử tích cực, thân thiện với môi trường; các cấp, ngành, địa phương ven biển và vùng đầm phá đang tập trung ưu tiên khai thác, phát triển mạnh trồng rừng để thích ứng với biến đổi khí hậu, chia sẻ, gìn giữ và bảo vệ môi trường...

Rừng ngập mặn ven biển và vùng đầm phá ở Thừa Thiên - Huế được ví như một tấm bình phong bảo vệ cho cộng đồng trước tác động thiên tai, đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ các tuyến đê bao ngăn mặn, đường giao thông xung yếu, các vùng dễ bị xói lở. Nếu diện tích rừng ngập mặn được phủ xanh, những khu vực ven biển, đầm phá sẽ trở thành những bãi giống, bãi đẻ cho các loài thủy sản, góp phần phục hồi, bảo vệ tính đa dạng sinh học, giúp người nuôi trồng thủy sản có thể phát triển theo hướng nuôi sinh thái bền vững.
            Quốc Việt

Có thể bạn quan tâm