Thoát nghèo từ chăn nuôi đại gia súc

Thoát nghèo từ chăn nuôi đại gia súc

Kỳ Sơn là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An. Để giúp đồng bào thoát nghèo, Kỳ Sơn xác định chăn nuôi đại gia súc là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, đồng bào đã biết đầu tư chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo bền vững.

Thoát nghèo từ chăn nuôi đại gia súc ảnh 1Để giúp đồng bào thoát nghèo, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) xác định chăn nuôi đại gia súc là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Ảnh: Văn Tý

Tại xã Huổi Tụ, huyện Kỳ Sơn, nơi có đến 95% dân số là đồng bào Mông, nghề chăn nuôi đại gia súc đã trở thành nghề truyền thống. Do diện tích chăn thả ngày một thu hẹp, đồng bào chủ động trồng cỏ voi, cỏ sữa, ngô để bổ sung thức ăn cho gia súc. Đến nay, toàn xã có hơn 3.500 con trâu bò, nhiều gia đình vươn lên khá giả nhờ nuôi trâu bò. Điển hình là hộ ông Vừ Nhìa Lầu ở bản Trung Tâm, nuôi 17 con trâu bò theo hình thức vỗ béo, thu lãi cả trăm triệu đồng/năm.

Thoát nghèo từ chăn nuôi đại gia súc ảnh 2Trâu bò được đồng bào đưa đến bán ở các chợ đầu mối trên địa bàn huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Ảnh: Văn Tý
Thoát nghèo từ chăn nuôi đại gia súc ảnh 3Hằng năm, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) tổ chức lễ hội chọi bò, góp phần xúc tiến, quảng bá, tìm đầu ra cho ngành chăn nuôi đại gia súc. Ảnh: Văn Tý

Kỳ Sơn hiện có tổng đàn trâu bò trên 50.000 con. Theo ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Kỳ Sơn, thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ đồng bào phát triển đàn gia súc cũng như tìm đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm. Huyện đang xúc tiến sản xuất các sản phẩm OCOP từ thịt trâu bò…, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

Văn Tý

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm