Thành quả từ thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp ở Kbang

Xuân này, đồng bào dân tộc ở huyện Kbang (Gia Lai) phấn khởi bởi những vườn cây ăn trái được giá, được mùa. Đây là thành quả từ việc đồng bào thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng sắn, lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao.

Thanh qua tu thay doi tu duy kinh te nong nghiep o Kbang hinh anh 1Mô hình làm cánh đồng mía mẫu lớn đã giúp cuộc sống của đồng bào dân tộc Bahnar ở làng Bờ, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang từng bước đổi thay. Ảnh: Hồng Điệp

Ông Đinh Thai, người dân tộc Bahnar là điển hình trong thay đổi nếp nghĩ cách làm ở làng Pơ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng. Được Quỹ nông dân tỉnh hỗ trợ, năm 2019, ông quyết định chuyển đổi gần 1 ha đất trồng sắn sang trồng ổi, mít, nhãn, chuối. Cùng với 4 ha mía hiện có, gia đình ông Đinh Thai thu nhập bình quân trên 330 triệu đồng/năm. Năm 2021, ông xây được một căn nhà khang trang trị giá hơn 450 triệu đồng và tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Thanh qua tu thay doi tu duy kinh te nong nghiep o Kbang hinh anh 2Mạnh dạn góp vốn cùng hơp tác xã để trồng cây ăn trái, đời sống nhiều hộ đồng bào dân tộc ở làng Mơ Hven-Ôr, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang đã có những thay đổi tích cực. Ảnh: Hồng Điệp

Đến làng Mơ Hven-Ôr, xã Kông Lơng Khơng, ai cũng biết anh Đinh Mai Lê, người dân tộc Bahnar, một tấm gương tiêu biểu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2018, anh Lê và một số hộ người Kinh cùng góp vốn trồng hồng xiêm, ổi đỏ không hạt, chanh không hạt trên diện tích 1,4 ha. Đây cũng là mô hình điểm được Hợp tác xã nông nghiệp Thành Công ở xã Kông Lơng Khơng chọn để hỗ trợ kỹ thuật và liên kết tiêu thụ sản phẩm. “Được sự hỗ trợ của chính quyền, quỹ nông dân và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi nên sau 2 năm chuyển đổi, gia đình tôi cũng đã có thu nhập ổn định và đang mở rộng thêm 2 sào cây ăn trái", anh Đinh Mai Lê cho biết thêm.

Thanh qua tu thay doi tu duy kinh te nong nghiep o Kbang hinh anh 3Vườn dứa mật của gia đình anh Triệu Văn Hòa, người dân tộc Tày ở xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang cho thu hoạch cao hơn nhiều so với cùng một diện tích trồng sẵn trước đó. Ảnh: Hồng Điệp

Gia đình anh Triệu Văn Hòa, người dân tộc Tày lại là một điển hình về trồng dứa mật ở xã Kông Lơng Khơng. Sau khi học hỏi các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2020, gia đình anh đã trồng thử nghiệm 100 cây dứa mật. Cho hiệu quả cao, đến giữa năm 2021, gia đình anh Hòa quyết định chuyển đổi 5 sào bạch đàn sang trồng dứa. Vào mùa thu hoạch, người dân quanh vùng và các cơ sở thu mua đã đến đặt hàng toàn bộ lượng dứa này.

Thanh qua tu thay doi tu duy kinh te nong nghiep o Kbang hinh anh 4Gia đình ông Đinh Thai, người dân tộc Bahnar ở làng Pơ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang tiên phong trong việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn trái. Ảnh: Hồng Điệp

Những mô hình chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái hiệu quả kinh tế cao đã đem lại cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc trên vùng đất khó Kbang. Nếu có dịp đến đây, dễ dàng nhận thấy những quả đồi trọc năm xưa nay đã được phủ xanh màu cây trái. Trái cây được mùa, được giá, đồng bào phấn khởi vui xuân và kỳ vọng vào một năm mới sung túc, đủ đầy.

Hồng Điệp

Tin liên quan

Xuân về trên những ngôi làng tái định cư ở Gia Lai

"Nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ đã có những chính sách quan tâm, hỗ trợ thiết thực nên xuân này, những người dân di cư như chúng tôi đã có những căn nhà kiên cố để đón Xuân, đón Tết đầm ấm. Thay mặt bà con làng tái định cư Dơ Nâu, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cấp, các ngành đã chung tay giúp đỡ chúng tôi có nơi ở ổn định để an cư, lạc nghiệp. Chúc mọi người một mùa xuân mới với nhiều thắng lợi mới" - đây là lời tri ân của ông Hoàng Văn Tuân, dân tộc Tày, ở làng tái định cư Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai.


Hướng đi hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất khó Kbang

Mùa Xuân này, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại tỉnh Gia Lai phấn khởi bởi vườn cây ăn trái của gia đình được giá, được mùa. Những mô hình này được hình thành từ việc tích cực chuyển đổi diện tích sắn, lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn.


Huyện Kbang phát triển kinh tế từ trồng xen canh cây mắc ca

Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai có diện tích gần 1.000 ha cây mắc ca, là địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất tỉnh; trong đó, có 250 ha đang trong thời gian thu hoạch, ước sản lượng gần 180 tấn trong năm 2021. Diện tích mắc ca này hiện đang được trồng xen canh, cho hiệu quả sử dụng diện tích đất nông nghiệp ổn định hơn so với trước. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế cho người dân tại huyện Kbang, đặc biệt là người dân tộc Bahnar trên địa bàn.


Cuộc sống mới trên vùng căn cứ cách mạng KBang - Gia Lai

Đến với vùng căn cứ cách mạng KBang (Gia Lai) hôm nay, điều dễ thấy là sự đổi thay to lớn của vùng đất này với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi san sát, chập chùng cả một vùng bên những con đường khang trang, thông thoáng. Cả thời chiến lẫn thời bình, quân, dân và hệ thống chính quyền huyện KBang luôn nêu cao tinh thần chiến đấu, phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương anh hùng Núp thêm giàu đẹp.



Đề xuất