Thành phố Hồ Chí Minh triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp phòng chống sốt xuất huyết và vi rút Zika

Thành phố Hồ Chí Minh triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp phòng chống sốt xuất huyết và vi rút Zika
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp với đại diện Bộ Y tế, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, UBND thành phố, Sở Y tế, Y tế dự phòng và các quận ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika. Ảnh: Phương Vy-TTXVN.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng chủ trì
cuộc họp với đại diện Bộ Y tế, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh,
UBND thành phố, Sở Y tế, Y tế dự phòng và các quận ghi nhận
trường hợp nhiễm virus Zika. Ảnh: Phương Vy-TTXVN.

Theo Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp này là một nam bệnh nhân hiện đang sinh sống trên địa bàn quận 5. Như vậy, tính đến thời điểm này, đây là bệnh nhân nhiễm vi rút Zika thứ 5 trên địa bàn thành phố. 
 
Tại buổi họp, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận những nỗ lực của ngành y tế trong thời gian qua trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, trước tình trạng người mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn 19% so với cùng kì năm 2015, cùng với sự xuất hiện và liên tiếp gia tăng của dịch bệnh Zika, Thành phố cần xem xét lại công tác phòng chống dịch bệnh. “Chúng ta đang xây dựng một thành phố có chất lượng sống tốt nhưng một thành phố có chất lượng sống tốt không thể để tình hình dịch bệnh luôn đứng đầu cả nước như hiện nay”, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh.    
            
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là vi rút Zika trên địa bàn thành phố, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu toàn thể hệ thống chính trị, các cơ quan đoàn thể, đặc biệt là vận động người dân cùng chung tay với ngành y tế diệt muỗi, lăng quăng phòng ngừa sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika.

Ngành y tế cần có nội dung tuyên tuyền cụ thể để người dân hiểu nhưng không gây hoang mang, tránh tạo tâm lý kỳ thị đối với người nhiễm vi rút Zika.      
     
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do cùng một véc tơ truyền bệnh là muỗi vằn nên với tình hình sốt xuất huyết đang gia tăng như hiện nay thì tiên lượng sẽ tiếp tục phát hiện các ca nhiễm vi rút Zika trong thời gian tới. “Việc trước mắt là chúng ta cần phải làm chậm lại quá trình lưu hành của vi rút Zika trong cộng đồng để các nhà khoa học tìm ra các loại thuốc, vắc xin phòng ngừa”,  Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân nhấn mạnh.   
         
Liên quan đến việc phòng chống vi rút Zika, ông Phan Trọng Lân cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tránh để muỗi đốt, sử dụng nhiều biện pháp tránh muỗi. Điều nguy hiểm là vi rút Zika chỉ phát hiện được trong thời gian phát bệnh (trong vòng 7-10 ngày), ngoài thời gian đó ra thì không thể phát hiện bệnh, do đó phụ nữ cần nhắc kĩ về việc có nên mang thai trong thời gian này hay không. 
      
Nhận định chung về tình hình dịch bệnh trong cả nước, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, năm nay tình hình dịch bệnh đều gia tăng trên cả nước chứ không riêng Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với sốt xuất huyết và dịch bệnh do vi rút Zika thì Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang dẫn đầu cả nước. Nguy hiểm hơn, ông Long khẳng định đã phát hiện trường hợp trẻ mắc dị tật đầu nhỏ nghi có thể do vi rút Zika gây nên.
Bí thư Thành ủy Thành phốHồ Chí Minh Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp với đại diện Bộ Y tế,Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, UBND thành phố, Sở Y tế,Y tế dự phòng và các quận ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika. Ảnh: Phương Vy-TTXVN.
Bí thư Thành ủy Thành phố​Hồ Chí Minh Đinh La Thăng chủ trì
cuộc họp với đại diện Bộ Y tế,​Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh,
UBND thành phố, Sở Y tế,Y tế dự phòng và các quận ghi nhận
trường hợp nhiễm virus Zika.​​​​ Ảnh: Phương Vy-TTXVN.

Chiều cùng ngày, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có buổi họp khẩn với lãnh đạo 24 quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika cho từng địa phương.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã xác định các cùng nguy cơ dựa trên chỉ số lăng quăng, chỉ số muỗi và phân loại thành các vùng nguy cơ cao, nguy cơ vừa và nguy cơ thấp. Kết quả ghi nhận tại 8 quận, huyện trọng điểm cho thấy: Vùng nguy cơ cao tập trung tại huyện Bình Chánh (98%), quận Thủ Đức (70%), huyện Hóc Môn (53%); vùng nguy cơ vừa tập trung tại quận Tân Phú, quận 8, quậnTân Bình.   

Sở Y tế cũng đã phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tầm soát phát hiện bệnh tại 30 bệnh viện trên địa bàn toàn phố. Hiện thành phố cũng đã xây dựng thêm 15 điểm giám sát dịch bệnh, tăng số lượng điểm giám sát dịch lên thành 45 điểm.

Dự kiến, Thành phố cũng sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho trung tâm y tế dự phòng Thành phố để cùng với viện Pasteur, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm các ca bệnh do vi rút Zika để khoanh vùng, xử lí kịp thời khi phát hiện ca nhiễm mới./. 

Có thể bạn quan tâm