Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện hiệu quả việc xây dựng xã hội học tập

Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện hiệu quả việc xây dựng xã hội học tập
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang nêu rõ: Để phát huy những kết quả đạt được trong công tác khuyến học, khuyến tài, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nỗ lực xây dựng xã hội học tập, từ đó tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, các đơn vị cần chú trọng huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng, phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập. 
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang trao Bằng khen cho các tập thể cá, nhân. Ảnh: www.hcmcpv.org.vn
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang trao Bằng khen cho các tập thể cá, nhân. Ảnh: www.hcmcpv.org.vn
Đồng chí Tất Thành Cang cũng yêu cầu các ngành, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về phát triển giáo dục-đào tạo, tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, hướng tới xây dựng thành công xã hội học tập ở cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Trong đó, Hội Khuyến học Thành phố tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống Hội ở các cấp cơ sở, doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Ngành giáo dục cần tiếp tục nhân rộng các mô hình, giải pháp, cách làm hay để địa phương học tập, phát huy. Mặt trận Tổ quốc các cấp cùng các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện tiếp tục đến trường.


Theo bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, xã hội về công tác này. Từ đó có những đóng góp thiết thực thúc đẩy thành phố phát triển về mọi mặt. 

Trong đó, thành phố luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đảm bảo đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả giáo dục; chủ động đa dạng hóa các phương pháp, loại hình giáo dục và thực hiện nhiều mô hình mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Tổ chức khuyến học được hình thành và phát triển mạnh trong cộng đồng dân cư, từng bước hình thành trong các đơn vị, cơ quan, trường học, góp phần chăm lo việc học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề cho người lao động.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, công tác xóa mù chữ đều đạt chỉ tiêu đề ra và tăng lên hàng năm, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 tuổi đạt 99,75%; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã được công nhận từ năm 2012 đến nay.

Tất cả các phường, xã t
ại Thành phố Hồ Chí Minh đều duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông. Các phong trào khuyến học, khuyến tài lan toả khắp địa bàn dân cư được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Các phong trào như “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học”, “đơn vị hiếu học”, “cộng đồng khuyến học”... đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

Từ huy động mọi nguồn lực xã hội, hàng năm toàn thành phố đã cấp hơn 100.000 suất học bổng với kinh phí trên 20 tỷ đồng/năm, qua đó giúp học sinh, sinh viên thành phố vượt qua khó khăn tiếp tục học tập tốt, góp phần tích cực vào việc phòng chống lưu ban, bỏ học; toàn thành phố có 320/322 xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm học tập cộng đồng (chiếm 99,73%), đây là cơ sở để xây dựng xã hội học tập...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trong đó, cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại một số địa phương chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, việc xây dựng xã hội học tập nên thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên cho công tác này. Ngoài ra, chất lượng hoạt động của một số trung tâm học tập cộng đồng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như chưa thu hút được người dân đến tham gia học tập.

Những hạn chế trên dẫn đến kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chưa đạt, trong đó hầu hết các chỉ tiêu về đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, lao động nông thôn và công nhân lao động; việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt mục tiêu đề ra./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Có thể bạn quan tâm