Thành phố Hồ Chí Minh: phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ

Thành phố Hồ Chí Minh: phát triển sản xuất công nghiệp hỗ trợ
Kiểm tra sản phẩm tại công ty Kềm Nghĩa
                 Kiểm tra sản phẩm tại công ty Kềm Nghĩa 

Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ đa số là nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu sau đó hoàn thành sản phẩm xuất khẩu… Nhiều doanh nghiệp trong  nước luôn trong tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận nguồn vốn vay; công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cao; nhân lực tay nghề chưa đáp ứng ngang tầm để hỗ trợ cho ngành công nghiệp phát triển. Tỷ trọng nội địa hóa còn rất thấp, dẫn tới sản xuất công nghiệp của Thành phố chủ yếu làm nhiệm vụ gia công là chính.

Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm vi mạch tại Công ty Vi mạch Sài Gòn Track.
 Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm vi mạch tại Công ty Vi mạch Sài Gòn Track.


Để chuyển từ công nghiệp gia công sang công nghiệp có thương hiệu trong nước và quốc tế, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, Thành phố Hồ Chí Minh đang  triển khai mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; phấn đấu có 1.000 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này vào năm 2020, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất  linh kiện-phụ tùng, dệt may-giầy da, công nghiệp công nghệ cao.

Dây chuyển sản xuất sợi của Công ty CP Dệt may Phong Phú
                     Dây chuyển sản xuất sợi của Công ty CP Dệt may Phong Phú

Cùng với đầu tư mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, thành phố cũng triển khai nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, bước đầu thu hút một số doanh nghiệp tới đầu tư, trong đó riêng Khu công nghiệp hỗ trợ Bình Phước (huyện Nhà Bè) và Khu công nhiệp hỗ trợ Hiệp Phước đã có nhiều dự án được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo cơ khí, điện-diện tử, nhựa-cao su-chất dẻo, chế biến thực phẩm…
 
Kiểm tra bóng đèn điện quang trước khi xuất xưởng
                   Kiểm tra bóng đèn điện quang trước khi xuất xưởng
Một dây chuyền sản xuất của Công ty Kềm Nghĩa
                              Một dây chuyền sản xuất của Công ty Kềm Nghĩa
Lắp ráp ô tô vận tải tại Công ty Cơ khí Giao thông - Vận tải
                     Lắp ráp ô tô vận tải  tại Công ty Cơ khí  Giao thông - Vận tải 

Ngoài hai khu công nghiệp trên, Khu công nghiệp hỗ trợ Lê Minh Xuân 3 (huyện Bình Chánh) có quy mô trên 230 ha, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ sạch, kỹ thuật thông tin, không gây ô nhiễm môi trường  như: Điện - điện tử- tin học, thực phẩm, cơ khí, hóa - dược phẩm, sản xuất thiết bị- dụng cụ y tế, sản xuất sợi nhân tạo, dệt và hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất trang phục và các sản phẩm từ da, sản, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, công nghệ in ấn...
Dây chuyền dệt may của Công ty Dệt may Phong Phú
Dây chuyền dệt may của Công ty Dệt may Phong Phú

Khu công nghiệp hỗ trợ  Cơ khí-ô tô ( huyện Củ Chi) quy mô gần 100 ha ưu tiên các dự án đầu tư vào  các lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô - tô, sửa chữa lắp ráp phương tiện vận tải cơ giới, thiết kế cải tiến chế tạo phương tiện cơ khí...

Dây chuyền lắp ráp ô tô tại KCN Củ Chi
                                  Dây chuyền lắp ráp ô tô tại KCN Củ Chi

Có thể bạn quan tâm