Năm học mới 2017-2018:

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh tự chủ tài chính trong các trường học

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh tự chủ tài chính trong các trường học
Đó là một trong những nội dung được ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 21/8/2017.
Trao cờ thi đua của UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho các trường có thành tích xuất sắc trong công tác dạy học. Ảnh: Phương Vy-TTXVN
Trao cờ thi đua của UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho các trường có thành tích xuất sắc trong công tác dạy học. Ảnh: Phương Vy-TTXVN

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, nhiều đơn vị trường học tại thành phố có đủ điều kiện để thực hiện tự chủ tài chính nên ngành Giáo dục và Đào tạo mạnh dạn đề xuất, xây dựng đề án tự chủ toàn phần ở các trường này. Đây cũng là cơ hội để đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đổi mới tư duy và quyết đoán hơn trong công tác quản lý hướng tới xây dựng thương hiệu nhà trường. Hơn nữa, việc tự chủ tài chính giúp các trường nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học.

Đánh giá cao kết quả ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đã đạt được những năm qua, ông Trần Vĩnh Tuyến đề nghị trong năm học mới 2017-2018, ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố cần tiếp tục tập trung đổi mới chương trình dạy và học gắn với việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và 7 chương trình đột phá của thành phố. Cùng với đó, tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ giáo viên – lực lượng chính trong thực hiện các nhiệm vụ đổi mới của ngành, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, phục vụ hiệu quả cho việc phát triển – kinh tế xã hội của thành phố.

Trao Bằng khen của UBND TP. Hồ Chí Minh cho học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc tế. Ảnh: Phương Vy-TTXVN
Trao Bằng khen của UBND TP. Hồ Chí Minh cho học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc tế. Ảnh: Phương Vy-TTXVN
Trao Bằng khen của UBND TP. Hồ Chí Minh cho học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc tế. Ảnh: Phương Vy-TTXVN
Theo ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, hiện Sở đang xây dựng lộ trình tự chủ của các trường học trình UBND thành phố phê duyệt, với 46 trường sẽ thực hiện tự chủ. Qua đó, giúp các trường thực sự được tự chủ, nhất là về nhân sự và tài chính nhằm tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường. Việc thực hiện cơ chế tự chủ còn góp phần đảm bảo chế độ, thu nhập chính đáng cho giáo viên và thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.

Bên cạnh đó, Sở cũng đang tiếp tục xây dựng Đề án “Xã hội hóa giáo dục” nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Đề án sẽ đưa vào các chính sách, cơ chế đầu tư, ưu đãi về đất đai, vốn hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập; cơ chế cho thuê cơ sở vật chất để phát triển giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập.
Các trường có thành tích xuất sắc trong công tác dạy học nhận Bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Phương Vy-TTXVN
 Các trường có thành tích xuất sắc trong công tác dạy học nhận Bằng khen của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Phương Vy-TTXVN

Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện, đưa giáo dục và đào tạo thành phố nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế, góp phân nâng cao chất lượng nguồn nhân nhân lực của thành phố, trong năm học 2017-2018, ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung các nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục nhằm đưa giáo dục và đào tạo thành phố tiếp cận giáo dục tiên tiến khu vực và thế giới.

Cùng với đó, đổi mới căn bản và toàn diện về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy – học tập, phương pháp kiểm tra – đánh giá; coi trọng quản lý chất lượng giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật đến trường và hòa nhập vào cuộc sống…

Một số đề án, kế hoạch sẽ được ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục triển khai trong năm học mới gồm: Đề án phát triển tổng thể ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; Đề án phân luồng học sinh sau trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020; phối hợp biên soạn bộ sách giáo khoa phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.../.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm