Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2021/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Thanh lap, to chuc va hoat dong cua Quy ho tro phat trien hop tac xa hinh anh 1 Gạo Phú Thiện ngày càng khẳng định vị thế trên thị thường thông qua kênh sản xuất, chế biến từ Hợp tác xã nông nghiệp Chư A Thai. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Theo đó, quỹ hợp tác xã là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc là tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình hợp tác xã, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong huy động vốn và sử dụng vốn nhằm thực hiện chức năng cho vay cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên của tổ hợp tác và hợp tác xã theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Quỹ hợp tác xã có chức năng tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn trong nước và ngoài nước, các nguồn tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định; cho vay cho khách hàng; thực hiện các hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư; đào tạo cho các khách hàng vay vốn của Quỹ theo quy định của pháp luật; ủy thác, nhận ủy thác theo quy định và pháp luật có liên quan.

Quỹ hợp tác xã Trung ương là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Quỹ hợp tác xã Trung ương gồm: Chủ tịch Quỹ; kiểm soát viên; Ban điều hành (gồm: Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc).

Nghị định quy định các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn, đảm bảo việc thành lập là cần thiết, khả thi và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp cần thiết phải thành lập, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ được thành lập 1 Quỹ hợp tác xã địa phương theo quy định.

Điều kiện thành lập mới Quỹ hợp tác xã địa phương gồm: Có Đề án thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đề án phải bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; có vốn điều lệ tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ hợp tác xã là 20 tỷ đồng; có Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hợp tác xã địa phương đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Theo quy định, quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo một trong hai mô hình sau: Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; mô hình hợp tác xã.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Quỹ hợp tác xã địa phương gồm: Chủ tịch Quỹ; kiểm soát viên; Ban điều hành (gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc).

TTXVN

Tin liên quan

Hiệu quả từ Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã - Thực tiễn tại Bình Thuận

Sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 461/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”, đến nay, các hợp tác xã ở Bình Thuận đã có những đổi mới quan trọng, không chỉ trong phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia mà còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


Trà Vinh có nhiều chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp; tích cực hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận các chính sách của Trung ương và tỉnh. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, trên 50% hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh hoạt động hiệu quả.


Gia Lai: Hợp tác xã nông nghiệp - Đòn bẩy giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm

Hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng và an toàn. Và để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm hàng hóa, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chọn cho mình hướng đi mới phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh gắn với khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng đất.


Trà VInh hỗ trợ thành lập mới, phát triển kinh tế hợp tác xã

Nhằm thực hiện Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, tỉnh Trà Vinh đã chủ động xây dựng kế hoạch huy động nhiều nguồn lực từ ngân sách trung ương, địa phương, nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn tài trợ… để hỗ trợ thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.



Đề xuất