Thanh Hóa phát triển hạ tầng, giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tại huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa, cuộc sống của người Mông còn khó khăn, những năm qua được đầu tư các dự án giao thông, hạ tầng và điện lưới, người dân đã có điện sử dụng, đường giao thông sẽ dần bê thông hóa để thuận tiện đi lại, giao thương hàng hóa. Qua đó, góp phần giảm nghèo tại khu vực miền núi còn nhiều khó khăn

Thanh Hoa phat trien ha tang, giao thong vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 1Bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Bản Ché Lầu là bản đặc biệt khó khăn nằm tại khu vực biên giới, cách trung tâm xã Na Mèo hơn 10 km. Bản này có 65 hộ dân với 300 nhân khẩu đều là người Mông; trong đó, có 61 hộ nghèo, 3 hộ cận nghèo. Đời sống kinh tế của người dân dựa vào lâm nghiệp, chăn nuôi nên thu nhập thấp, trong khi trình độ dân trí thấp, còn các hủ tục lạc hậu nên cuộc sống người Mông nơi đây đang còn khó khăn.

Ông Thao Văn Lênh ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo cho biết: "Tôi sống ở đây từ bé, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, lại không được tiếp cận được cách thức sản xuất mới, trong khi đi vất vả nên một năm chỉ sản xuất được 20 bì ngô, lúa được 30-40 bì, rất may còn đủ ăn. Trong khi, việc tiếp cận y tế, dịch vụ đời sống không có, sóng điện thoại chập chờn, đường giao thông nội bản chưa nhiều đoạn chưa được bê tông hóa, chúng tôi mong muốn cấp trên sớm hoàn thành các dự án đường giao thông để người dân thuận tiện đi lại mua bán hàng hóa".

Thanh Hoa phat trien ha tang, giao thong vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 2Người dân bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Theo ông Thao Văn Lâu, Trưởng bản Ché Lầu, xã Na Mèo cho hay, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong cách thức, kĩ thuật phát triển kinh tế, tuy nhiên thời gian gần đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền bằng những chương trình giảm nghèo nên cuộc sống người dân đã tạm ổn. Tuy nhiên, người dân chưa được sử dụng các dịch vụ cơ bản, y tế, an sinh, chưa có đường bê tông đi đến tận nơi, tận nhà để nhân dân đi lại thuận lợi hơn.

Ông Lữ Văn Hà, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo cho biết, năm 2021 vừa qua, xã đã hỗ trợ người dân trồng được 170 ha rừng vầu, vận động bà con mở rộng trồng lúa nước, hướng tới trồng lúa nước 2 vụ trên diện tích 10 ha để đảm bảo lương thực tại chỗ, đồng thời hỗ trợ bà con phát triển các mô hình chăn nuôi trâu bò. Đến nay, bản Ché Lầu có 200-300 con trâu, bò, đời sống người dân đã dần ổn định hơn. Thời gian tới, xã Na Mèo sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân phát triển các mô hình kinh tế mới, phấn đấu đến 2023 cơ bản các hộ dân bản đều có nhà ở kiên cố, mục tiêu tới năm 2025 bản Ché Lầu trở thành bản nông thôn mới.

Thanh Hoa phat trien ha tang, giao thong vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 3Công trình đường giao thông từ bản Son đi bản Ché Lầu, xã Na Mèo với số vốn khoảng 49 tỷ do huyện Quan Sơn làm chủ đầu tư đã đạt 60 % các hạng mục. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Tại huyện Quan Sơn, người dân tộc Mông sống ở bản Mùa Xuân, bản Xía Nọi, xã Sơn Thủy và bản Ché Lầu, xã Na Mèo, các bản này bị chia cắt bởi Sông Luồng nên khó khăn trong đi lại. Trước kiến nghị của người dân, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư nhiều dự án đường giao thông gồm các công trình đường giao thông liên thôn bản ché Lầu, đường giao thông nội thôn bản Mùa Xuân và dự án đường bản Son đi bản Ché Lầu; trong đó, công trình đường bản Son đi bản Ché Lầu, xã Na Mèo với số vốn khoảng 49 tỷ do UBND huyện Quan Sơn làm chủ đầu tư đang được thực hiện.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quan Sơn khẳng định: “Trong các dự án trên, có dự án đường bản Son đi bản Ché Lầu, xã Na Mèo đang được triển khai với tiến độ đã đạt 60% các hạng mục, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quan Sơn đang đôn đốc nhà thầu tăng tiến độ thi công. Dự kiến, tháng 6/2022 dự án này hoàn thành để kết nối giao thông với bản người Mông”.

Thanh Hoa phat trien ha tang, giao thong vung dong bao dan toc thieu so hinh anh 4Đường lên bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Người dân tộc Mông tại huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa luôn gặp khó khăn do hạ tầng, giao thông, các dịch vụ đời sống hàng ngày không có. Nhờ nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, đường giao thông kết nối các bản người Mông với trung tâm xã thời gian này, người dân đi lại thuận tiện, giao thương hàng hóa, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyễn Nam

Tin liên quan

Ninh Thuận phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay, bộ mặt kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Ninh Thuận đã, đang có nhiều đổi thay rõ nét. Tuy nhiên, để vùng này phát triển một cách bền vững, nhiều bất cập cần sớm được tháo gỡ nhằm giúp người dân được hưởng lợi một cách toàn vẹn.


Kiên Giang nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện năm 2021, góp phần giúp chất lượng giáo dục được ổn định và nâng lên rõ rệt, số học sinh yếu kém giảm, số khá giỏi tăng. Qua đó, các cấp quản lý giáo dục quan tâm hơn đối với việc đầu tư cơ sở vật chất cho trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, để có điều kiện giáo dục đào tạo con em người dân tộc ngày một tốt hơn.


Nỗ lực giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới

Tạo những mô hình sinh kế bền vững giúp đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới giảm nghèo, phát triển kinh tế là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước. Chiến lược ý nghĩa đó dù vẫn còn những thách thức, song đang đạt được nhiều thành tựu lớn. Từng bản làng nghèo, từng số phận đặc biệt khó khăn đang giảm dần, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào đang ngày càng cải thiện, khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền đang được nỗ lực từng bước thu hẹp...



Đề xuất