Thái Nguyên nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới

Tại tỉnh Thái Nguyên, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu, ngày càng đi vào chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng tiêu chí, các phong trào xây dựng hộ gia đình nông thôn mới, xóm nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao đang được các địa phương quan tâm nhân rộng và đạt nhiều kết quả.

Ông Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2021, tỉnh có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 109 xã/137 xã, đạt 79,5% tổng số xã toàn tỉnh; 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt 1 xã so với kế hoạch, nâng tổng số xã đạt xã nông thôn mới nâng cao toàn tỉnh lên 11 xã; 12 xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xóm đạt chuẩn lên 63 xóm; có 53 sản phẩm được chứng nhân xếp hạng 3-4 sao OCOP, nâng tổng số sản phẩm được đánh giá, xếp hạng toàn tỉnh lên 129 sản phẩm.

Thai Nguyen nang cao chat luong cac tieu chi trong xay dung nong thon moi hinh anh 1Một góc đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Đặc biệt, thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Phú Bình có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống hạ tầng, cảnh quan, môi trường nông thôn ngày càng thay đổi rõ nét; liên kết, hợp tác phát triển sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực, số hợp tác xã tăng lên, quy mô lớn hơn, hiệu quả hoạt động cao hơn; hệ thống chính trị, an ninh trật tự nông thôn được ổn định, giữ vững; không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, tỉ lệ hài lòng của người dân về công tác xây dựng nông thôn mới đạt trên 95%.

Thai Nguyen nang cao chat luong cac tieu chi trong xay dung nong thon moi hinh anh 2Thái Nguyên hiện là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF của Công ty TNHH Dongwha Việt Nam tại Khu công nghiệp Sông Công II đã cơ bản hoàn thành, đi vào hoạt động. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Năm 2022, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trở lên; phấn đấu có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 40 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.

Thai Nguyen nang cao chat luong cac tieu chi trong xay dung nong thon moi hinh anh 3Thái Nguyên hiện là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước, trong đó có nhiều diện tích ứng dụng công nghệ cao. Trong ảnh: Mô hình sản xuất chè hữu cơ tại Thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Theo ông Trần Nho Hưởng, hàng loạt giải pháp để việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả đã được tỉnh đưa ra. Cụ thể, đối với cấp huyện, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới sẽ tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình “hộ gia đình nông thôn mới”, “xóm nông thôn mới kiểu mẫu”, “vườn mẫu”... Trong đó, lấy mô hình xây dựng “xóm nông thôn mới kiểu mẫu” làm hạt nhân, nhân rộng.

Thai Nguyen nang cao chat luong cac tieu chi trong xay dung nong thon moi hinh anh 4Bắt đầu triển khai xây dựng vùng trồng quế tập trung từ năm 2014, đến nay, toàn huyện Định Hóa đã trồng được hơn 2.900 ha quế tại 22 xã, đem lại thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ha/năm. Trong ảnh: Ông Triệu Thanh Bình, xóm Đồng Đình, xã Kim Phượng, có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng từ việc tỉa bán cành, lá quế. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Riêng các huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu rà soát các nội dung cần hoàn thành để đạt được các tiêu chí huyện nông thôn mới; xây dựng kế hoạch, đề án huyện đạt chuẩn nông thôn mới, phân rõ thời gian, lộ trình để hoàn thành tiêu chí, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại…

Thai Nguyen nang cao chat luong cac tieu chi trong xay dung nong thon moi hinh anh 5Giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư trên 200 tỷ đồng xây mới và mở rộng quy mô trường phổ thông dân tộc nội trú tạo một số huyện. Trong ảnh: Khu nội trú mới được xây dựng của Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Phú Lương. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Đối với xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch đạt chuẩn các tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, kinh tế số vào công tác quản lý, điều hành và sản xuất. Bên cạnh đó,tỉnh chú trọng phát triển tổ chức sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tạo liên kết chuỗi gắn với phát triển sản xuất tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, xây dựng đời sống văn hóa và môi trường sống xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...góp phần đưa xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn.

Thai Nguyen nang cao chat luong cac tieu chi trong xay dung nong thon moi hinh anh 6Được phục dựng nguyên bản với mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức (thành phố Thái Nguyên) đã đón hàng vạn du khách từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Các xã chưa về đích nông thôn mới, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu thực hiện rà soát, đánh giá thực chất mức độ đạt các tiêu chí, xây dựng kế hoạch, cân đối nguồn lực để thực hiện, ưu tiên thực hiện các tiêu chí cần ít nguồn lực, tiêu chí thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh... tạo sự chuyển biến rõ nét và bền vững trên từng lĩnh vực, làm tiền đề phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo lộ trình đề ra.

T.T

Tin liên quan

Thái Nguyên bảo đảm an sinh xã hội, giữ nhịp tăng trưởng cao

Trong năm 2021, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Thái Nguyên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hơn 1.300 doanh nghiệp đóng mã số thuế và ngừng hoạt động. Một số loại hình dịch vụ, thương mại gián đoạn. Hoạt động du lịch gần như "đóng băng"...


Thái Nguyên có thêm 53 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

Sau hai năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Thái Nguyên có 129 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Riêng năm 2021, tỉnh công nhận 53 sản phẩm; trong đó, có 22 sản phẩm đạt 4 sao, 31 sản phẩm đạt 3 sao.


Thái Nguyên nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng

Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lập biên bản xử lý 127 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; trong đó xử lý hình sự 3 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 124 vụ, tịch thu hơn 170 mét khối gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 1,2 tỷ đồng...


Thái Nguyên: Trên 25 tỷ đồng hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng ở 5 xóm gồm: Tân Sơn, xã La Bằng (huyện Đại Từ), Nam Đồng, xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), Đồng Tâm, xã Tức Tranh (huyện Phú Lương), Mỏ Gà, xã Phú Thượng (huyện Võ Nhai), Khuôn Tát, xã Phú Đình (huyện Định Hóa) với tổng nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ hơn 25 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Nguồn kinh phí hỗ trợ chủ yếu phục vụ công tác lập dự án, quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch...


Hiệu quả trong tiêu thụ nông sản trên nền tảng ứng dụng chuyển đổi số ở Thái Nguyên

Dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới việc tiêu thụ sản phẩm nông sản của các tổ hợp tác, hợp tác xã tại Thái Nguyên, giá bán và sản lượng tiêu thụ có xu hướng giảm. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn này, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Liên minh Hợp tác xã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn tổ hợp tác, hợp tác xã trong việc ứng dụng linh hoạt chuyển đổi số đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Quá trình này đã mang lại hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp trên địa bàn.


Định Hóa nâng cao chất lượng rừng

Là địa phương có tiềm năng về phát triển lâm nghiệp, hiện nay, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hơn 30.200 ha; trong đó, đất rừng đặc dụng trên 7.500 ha, đất rừng phòng hộ gần 9.000 ha và trên 13.700 ha đất rừng sản xuất.


Cây quế đem lại thu nhập cao cho đồng bào vùng Định Hóa

Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện đã trồng được hơn 2.900 ha cây quế với hơn 4.000 hộ đồng bào các dân tộc tham gia vào các dự án trồng quế tại 22 xã trong huyện; trong đó, nhiều xã có diện tích trồng quế lớn như: Linh Thông, Quy Kỳ, Tân Thịnh, Kim Phượng...



Đề xuất