Thái Nguyên: Các doanh nghiệp khai thác than đảm bảo an toàn mỏ trong mùa mưa bão

Hồ thu gom, chứa nước thải bề mặt khu vực đổ thải tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ đã được Mỏ than Phấn Mễ mới được kiên cố hóa. Ảnh: Hoàng Nguyên – TTXVN
Hồ thu gom, chứa nước thải bề mặt khu vực đổ thải tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ đã được Mỏ than Phấn Mễ mới được kiên cố hóa. Ảnh: Hoàng Nguyên – TTXVN

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 11 mỏ than nằm trong quy hoạch phát triển khoáng sản với trữ lượng khoảng 15 triệu tấn than mỡ, 90 triệu tấn than đá. Tỉnh là địa phương có trữ lượng than lớn thứ hai cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh), tập trung ở các mỏ: Núi Hồng, Làng Cẩm (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên).

Thái Nguyên: Các doanh nghiệp khai thác than đảm bảo an toàn mỏ trong mùa mưa bão ảnh 1Hồ thu gom, chứa nước thải bề mặt khu vực đổ thải tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ đã được Mỏ than Phấn Mễ mới được kiên cố hóa. Ảnh: Hoàng Nguyên – TTXVN

Trở lại hoạt động sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa tăng trưởng ổn định sản xuất, vừa đảm bảo an toàn trong sản xuất, nhất là trong điều kiện mùa mưa bão bắt đầu với nhiều diễn biến khó lường.

Tại Công ty than Khánh Hòa (thuộc Tổng Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV), mặc dù đang trong thời gian tạm ngừng khai thác hầm lò để hoàn thiện hồ sơ cấp phép khai thác mới nhưng trong 5 tháng đầu năm 2022, Công ty đưa ra thị trường gần 300.000 tấn than bằng 48% kế hoạch năm, đạt tổng doanh thu hơn 390 tỷ đồng, đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 600 lao động.

Thái Nguyên: Các doanh nghiệp khai thác than đảm bảo an toàn mỏ trong mùa mưa bão ảnh 2Công ty than Núi Hồng luôn duy trì xe phun nước hạn chế bụi phát tán ra môi trường tại các trục đường nội bộ trong mỏ. Ảnh: Hoàng Nguyên – TTXVN

Ông Vũ Thành Hưng, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, Công ty thường xuyên tổ chức kiểm tra và bố trí thiết bị sẵn sàng ứng phó với các sự cố tại những khu vực xung yếu, tổ chức đắp đê an toàn các khu vực xung quanh chân bãi thải Tây và bãi thải Nam, nạo vét hố lắng, mương thoát nước, san gạt xử lý mặt tầng thải tạo độ nghiêng thoát nước vào chân tầng, đắp đai an toàn mép tầng bãi thải không để nước chảy qua sườn tầng gây sạt lở bãi thải.

Tại khu vực đổ thải, Công ty đảm bảo chiều cao tầng thải từ 20 đến 35m; góc nghiêng của sườn tầng thải từ 30 độ đến 35 độ, mép sườn tầng thải tạo đê bao an toàn với chiều cao trên 1,2m, toàn bộ chân bãi thải đều được đắp đê chắn, kích thước đê trung bình cao 2,5m, rộng chân 7m...

Từ tháng 8/2017 đến nay, sau khi đóng đường Làng Ngò - đường dân sinh qua bãi thải, Công ty tập trung đổ thải ở khu phía Bắc và phía Tây của bãi thải Tây; dừng đổ thải khu vực giáp Xóm 13, xã Phúc Hà, Thành phố Thái Nguyên từ năm 2016... Về lâu dài, để đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác của mỏ than Khánh Hòa tại xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, Công ty đã có văn bản đề nghị UBND Thành phố Thái Nguyên thực hiện việc bồi thường, di dời một số hộ dân xóm Nam Tiền ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ mất an toàn; đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết kiến nghị của các hộ dân, thực hiện thống kê kiểm đếm, lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng...

Thái Nguyên: Các doanh nghiệp khai thác than đảm bảo an toàn mỏ trong mùa mưa bão ảnh 3Kênh và đường ống dẫn nước thải từ khu vực khai thác đến trạm xử lý nước thải của Công ty than Núi Hồng mới được đầu tư xây dựng. Ảnh: Hoàng Nguyên -

Tại Công ty than Núi Hồng (cũng thuộc Tổng Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV), các phương án đảm bảo an toàn mỏ trong mùa mưa bão đang được doanh nghiệp triển khai đồng bộ. Theo ông Lưu Văn Minh, Phó Giám đốc Công ty, trong khu vực khai thác, Công ty tổ chức nạo vét lại các mương thoát nước tại các chân tầng khai thác, các vị trí tụ thủy để hướng nước chảy ra ngoài khai trường cũng như đường vận tải và chân bãi thải để tránh bị sói lở, phá hủy do mưa bão gây ra; đồng thời thường xuyên nạo vét các mương, rãnh, cống thoát nước trước và trong mùa mưa bão dọc theo tuyến đường vận chuyển đảm bảo thoát nước.

Ở khu vực thấu kính II, ngay từ đầu năm, Công ty tiến hành gia cố lại các đoạn đê bao xung yếu, nạo vét hệ thống mương thoát nước mặt chân dãy Núi Hồng, gia cố lại các vị trí đê xung yếu đề phòng vỡ đê, tụt lở bờ mỏ, hệ thống mương rãnh làm cho nước chảy vào khai trường…

Đối với khu khai thác moong 1A dù đã tạm dừng khai thác từ năm 2016 và để ngập nước với cos hiện tại là +80 nhưng Công ty vẫn tiến hành nạo vét, khơi thông hệ thống mương thoát nước mặt, khơi thông suối Đồng Bèn đảm bảo thoát nước trong mùa mưa bão...

Đứng chân trên địa bàn 2 huyện Đại Từ và Phú Lương, Mỏ than Phấn Mễ (thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên) có công trường khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Để đảm bảo an toàn sản xuất trong mùa mưa bão, Mỏ bố trí lực lượng thường trực phòng, chống thiên tai; chủ động sửa chữa, nâng cấp các hạng mục thoát nước, nhà xưởng thiết yếu; xây dựng phương án xử lý sự cố do thiên tai tại các khu vực xung yếu như: suối Làng Cẩm, ngầm sông Đu, xóm Khuôn 2, Khuôn 3 (xã Phục Linh, huyện Đại Từ)...

Ông Nguyễn Xuân Tú, Giám đốc Mỏ than Phấn Mễ cho biết thêm: Riêng đối với việc đảm bảo an toàn khu vực bãi thải, Mỏ duy trì chiều cao tầng thải từ 15 đến 20m, góc nghiêng sườn bãi thải ở 30 độ, đắp đê, đập ngăn ở chân bãi thải và ở các mức tầng thải, rải thẳm thực vật trên các tầng thải, sườn thải đã kết thúc đổ thải, xây dựng hệ thống thoát nước tại các tầng thải, chân bãi thải, hồ chứa nước chảy tràn tại chân bãi thải. Hàng năm, Mỏ ký hợp đồng với doanh nghiệp chuyên ngành quan trắc sự dịch động của moong khai thác lộ thiên và bãi thải 3. Hiện tại, bãi thải 3 đã thi công xong các nội dung theo Đề án đóng của mỏ đã được phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Hoàng Thảo Nguyên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm