Thả nhiều cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên ở Bình Phước

Ngày 23/8, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm Bù Gia Mập - Phước Long (Bình Phước) và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tổ chức thả 6 cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên.

Tha nhieu ca the dong vat quy hiem ve rung tu nhien o Binh Phuoc hinh anh 1Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật -Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thả các cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên. Ảnh: TTXVN

Theo đó, các đơn vị đã phối hợp thả hai cá thể vượn đen má hung, một cá thể rái cá, hai cá thể khỉ đuôi lợn và một cá thể khỉ mặt đỏ về rừng. Trong số những cá thể động vật hoang dã được tái thả trên, có một cá thể khỉ đuôi lợn được tái thả lần thứ hai. Cá thể động vật này do người dân nuôi nhốt từ khi còn nhỏ nên mất hoàn toàn bản năng hoang dã.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết, những cá thể động vật trên do người dân giao nộp và được Trung tâm thu nhận, cứu hộ, chăm sóc trong môi trường bán hoang dã trong nhiều tháng qua. Sau một thời gian chăm sóc, những cá thể động vật trên được thả vào môi trường tự nhiên và tiếp tục theo dõi.

Tha nhieu ca the dong vat quy hiem ve rung tu nhien o Binh Phuoc hinh anh 2Cá thể vượn đen má hung sau khi được thả về rừng. Ảnh: TTXVN 

Các loài vượn đen má hung, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, rái cá đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IB và IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ).

Sỹ Tuyên

Tin liên quan

Quảng Nam mở rộng sinh cảnh, đa dạng nguồn thức ăn cho các loài động vật quý hiếm

Ngày 5/1, Chi Cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Nam Trần Văn Thu cho biết: Trong quá trình điều tra để xây dựng khu bảo vệ các loài động vật quý hiếm tại khu vực núi Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cơ quan chức năng đã ghi nhận có sự hiện diện của một số loài động thực vật quý sinh sống trong khu vực này.


Ninh Thuận đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học

Ninh Thuận là một trong những địa phương có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, do những tác động đa chiều đang khiến nhiều hệ sinh thái đặc hữu với những loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, đòi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.


Phát hiện nhiều giống thú hiếm tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng)

Ngày 3/7, Tiến sĩ Lê Văn Hương, Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng), cho biết: Đã có những kết quả bước đầu của Cuộc khảo sát bẫy ảnh được thực hiện từ tháng 10/2019. Qua kết quả thu được, các nhà khoa học đã phát hiện tại khu vực này vẫn còn nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới.


Gìn giữ nét đẹp hoang sơ của Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén

Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang đậm nét hoang sơ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý, hiếm có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. Vì vậy, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của Ban Quản lý rừng đặc dụng, Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.


Phát hiện tại Việt Nam động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới sau gần 30 năm nghi tuyệt chủng

Lần đầu tiên sau 30 năm, loài hươu chuột (chevrotain), thuộc họ cheo cheo, đã được chụp lại ở một cánh rừng miền Nam Việt Nam. Đây là tin vui đặc biệt dành cho những nhà bảo tồn hoang dã bởi loài động vật này tưởng như đã tuyệt chủng sau nhiều thập niên biến mất khỏi tầm quan sát của giới khoa học.


Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen bò Vàng bản địa quý hiếm

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa vừa thực hiện thành công Đề tài khoa học “Xây dựng vùng nuôi, bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa (giai đoạn 2015-2018)”. Đề tài đã xây dựng được vùng nuôi và mô hình nuôi bảo tồn giống bò vàng tại huyện Tĩnh Gia, qua đó góp phần bảo vệ giống vật nuôi bản địa quý và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.



Đề xuất