Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung”

Các nhà sư cầu phúc, chúc mừng năm mới mọi người. Ảnh: Phương Loan
Các nhà sư cầu phúc, chúc mừng năm mới mọi người. Ảnh: Phương Loan

Trong chuỗi các hoạt động “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2023 tại không gian chùa Khmer, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Khmer đến từ tỉnh Sóc Trăng tổ chức đón Tết Chol Chnam Thmay. Các nhà sư, tăng ni, Phật tử và đồng bào đã đến chiêm bái và thực hiện các nghi thức.

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 1
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 2Vào những ngày Tết Chol Chnam Thmay, người Khmer mặc những bộ trang phục đẹp nhất để lên chùa làm lễ. Ảnh: Phương Loan

Bun Chol Chnam Thmay - Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết vào năm mới được tổ chức hằng năm vào các ngày từ 13 - 15/4 (nếu là năm nhuận thì tổ chức từ ngày 14 - 16/4) dương lịch. Tết Nguyên Đán của người Khmer nhằm tháng Chetr hoặc Pih sak âm lịch Khmer, là tháng hoàn tất công việc đồng áng, rảnh rỗi hơn các tháng khác trong năm và là tháng vui chơi thoải mái nhất. Trước khi vào Bun Chol Chnam Thmay, ngôi chùa cũng như nhà cửa đều được trang hoàng sạch sẽ để đón năm mới.

Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chol Chnam Thmay (ngày vào năm mới) (lễ rước “Mâh Sangkran mới”). Lễ này có thể tổ chức sớm hay muộn trong ngày, miễn là chọn đúng giờ tốt. Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe chúc tụng năm mới. Dưới sự điều hành của ông Achar, mọi người xếp hàng đi vòng quanh chính điện 3 vòng để làm lễ chào mừng năm mới.

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 3
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 4Người Khmer cùng nhau xếp hàng đi vòng quanh chánh điện 3 vòng để làm lễ chào mừng năm mới. Ảnh: Phương Loan
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 5Các nhà sư cầu phúc, chúc mừng năm mới mọi người. Ảnh: Phương Loan

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch. Theo phong tục truyền thống, mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo Phật giáo Tiểu thừa thì các ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật có bổn phận mang cơm và thức ăn dâng cho sư sãi và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo; các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. Buổi chiều, tiến hành lễ đắp núi cát, gọi là Puôn-phnum-khsach. Để đắp núi cát, người Khmer dùng cát sạch đổ thành đống bên ngoài hành lang trước sân chùa. Theo sự hướng dẫn của các vị Achar, người ta lấy cát đắp 9 ngọn núi nhỏ, gồm 8 ngọn ở 8 hướng và 1 ngọn ở chính giữa. Ngọn chính giữa tượng trưng cho trung tâm trái đất, còn lại tượng trưng cho bốn phương, tám hướng của vũ trụ. Đắp núi xong, người ta dùng tre (hoặc vật liệu khác) rào quanh 9 ngọn núi này.

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 6
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 7
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 8Mọi người cùng nhau đắp núi cát để mong muốn tích phúc, an lành cho năm mới. Ảnh: Phương Loan

Tiếp theo là đến phần lễ quy y cho núi rồi làm lễ xuất thế. Tất cả các nghi lễ này đến nay vẫn được gìn giữ gọi là Anisong Puôn Phnom khsach, nghĩa là phúc duyên đắp núi cát. Tục đắp núi cát có ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, đồng thời nhắc nhở mọi người nên tích phúc. Người Khmer dù bận bịu đến đâu thì Tết đến cũng phải đi chùa, đặt biệt là tham gia đắp núi cát. Họ coi đây như là hành động tưởng nhớ tổ tiên, vừa để tích đức giúp cuộc sống được tốt đẹp hơn.

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 9
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 10
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 11
Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer tại “Ngôi Nhà chung” ảnh 12Ngày thứ ba là ngày cuối cùng của Tết, các vị sư làm lễ tắm Phật tại chùa và bà con cùng tham gia tắm Phật để tỏ lòng biết ơn đức Phật, gột rửa những điều không may mắn của năm cũ, lấy may cho năm mới. Ảnh: Phương Loan

Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), cũng là ngày cuối Tết. Tương tự như hai ngày đầu, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý.

Tết Chol Chnam Thmay có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Khmer vì đây vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ mới, vừa là ngày hạnh phúc, tươi vui trong năm. Tết Chol Chnam Thmay đã trở thành một trong những di sản văn hóa độc đáo của người Khmer, hiện đang được bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị...

Phương Loan

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm