Tây Ninh xếp hạng 9 sản phẩm OCOP năm 2020

UBND tỉnh Tây Ninh vừa phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng 9 sản phẩm OCOP năm 2020; trong đó, công nhận 2 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao; 7 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.

Tay Ninh xep hang 9 san pham OCOP nam 2020 hinh anh 1Sản phẩm bánh tráng siêu mỏng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Nhiên. Ảnh: banhtrangtannhien.com

Cụ thể, sản phẩm bánh tráng siêu mỏng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Nhiên số 6, hẻm 34, đường Nguyễn Lương Bằng, ấp Trường Phú, xã Trường Đông, thị xã Hoà Thành; sản phẩm dưa lưới của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên nông sản Hoàng Xuân khu phố Tịnh Phong, phường An Tịnh, thị xã Trảng bàng được xếp hạng sản phẩm 4 sao.

Sản phẩm bánh tráng phơi sương và rau rừng tổng hợp của hộ kinh doanh Lê Thị Thanh Thuý khu phố Lộc Trát, phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, sản phẩm muối ớt và muối ớt tôm của cơ sở chế biến kỹ nghệ thực phẩm Phú Gia Bảo tổ 13, ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, sản phẩm muối chay và muối tôm của cơ sở sản xuất Long Hà số 2, hẻm 230, ấp Trâm vàng, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, sản phẩm dế sấy bơ tỏi của trại dế Oanh Vĩnh số 125, tổ 1, ấp 7, xã Suối Dây, huyện tân Châu được xếp hạng sản phẩm 3 sao.

Các sản phẩm được công nhận đạt hạng 3, 4 sao nêu trên, được UBND cấp tỉnh cấp giấy công nhận, sử dụng biểu trưng của Chương trình OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm để kinh doanh, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Kết quả đánh giá, xếp hạng các loại sản phẩm OCOP kể trên có giá trị trong thời hạng 36 tháng kể từ ngày UBND tỉnh ký quyết định.

UBND tỉnh Tây Ninh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tham mưu, tổ chức công bố, trao giấy công nhận phân hạng sản phẩm OCOP cho các doanh nghiệp có sản phẩm kể trên trong thời gian gần nhất; phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã cơ sở sản xuất thực hiện việc sử dụng và in biểu trưng của Chương trình OCOP, thứ hạng sao lên bao bì sản phẩm được chứng nhận theo quy định; đồng thời thực hiện việc giám sát, kiểm tra đột xuất và định kỳ hàng năm các sản phẩm OCOP được xếp hạng.


Lê Đức Hoảnh

Tin liên quan

Kết nối sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng ở Kon Tum

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Kon Tum, đến cuối tháng 5/2021, toàn tỉnh có 88 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chuẩn 3 sao trở lên; trong đó, có một sản phẩm tiềm năng 5 sao. Tuy nhiên, việc tiếp cận với thị trường, đưa các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng cũng như việc tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn.


Sẽ có 20 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao

Ngày 26/5, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Quốc gia (Hội đồng OCOP cấp Quốc gia). Theo đó, 20 sản phẩm sẽ được Hội đồng trình cấp có thẩm quyền công nhận sản phẩm đạt OCOP 5 sao.


OCOP – Động lực phát triển kinh tế nông thôn Yên Bái

Để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng khai thác tiềm năng địa phương và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã triển khai “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030” (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh bước đầu khẳng định được thương hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc, góp phần tăng nguồn lực kinh tế địa phương.


Bình Định nâng cao chất lượng, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ năm 2018, đến nay toàn tỉnh Bình Định đã có 81 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn và phân hạng từ 3 đến 5 sao. Thông qua chương trình OCOP, nhiều làng nghề nông thôn được mở rộng, phát triển; một số sản phẩm được nâng cao chất lượng, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.



Đề xuất