Tây Ninh phối hợp tỉnh Svay Rieng (Campuchia) phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Tây Ninh phối hợp tỉnh Svay Rieng (Campuchia) phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Lực lượng chức năng chốt kiểm dịch động vật phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển lợn qua địa bàn. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Lực lượng chức năng chốt kiểm dịch động vật phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển lợn qua địa bàn. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Theo đó, 2 tỉnh sẽ thường xuyên trao đổi thông tin; kịp thời thông báo cho nhau biết về tình hình dịch bệnh để có giải pháp phòng chống dịch bệnh. Ông Nguyễn Thành Thúc, Chi Cục phó phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, hiện 2 tỉnh giáp biên giới của Campuchia là Svay Rieng, Tbong Khmum đã phát sinh dịch tả lợn châu Phi. Trong khi do có chênh lệch giá gia súc, gia cầm nên hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng lén lút vận chuyển nhỏ lẻ lợn, gà từ Tây Ninh sang tỉnh Svay Rieng và trâu, bò từ Svay Rieng về tỉnh Tây Ninh. Do đó, nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan qua biên giới là rất lớn. Trước mắt, phía tỉnh Tây Ninh lập nhiều tổ kiểm soát, không để thương lái bán lợn bệnh sang tỉnh Svay Rieng; phía tỉnh bạn tuyệt đối không cho xe 2 bánh vào địa bàn tỉnh Tây Ninh để chở lợn về tỉnh Svay Rieng; chỉ cho phép xe chở lợn từ Tây Ninh về Svay Rieng xuất phát từ những trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chăn nuôi VietGAP  bằng phương tiện chuyên dung, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, để tránh lây lan dịch bệnh cho hai bên. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh, ngày 18/7 tại huyện biên giới Châu Thành đã phát hiện thêm 5 hộ chăn nuôi có lợn chết do nhiễm dịch tả lợn châu Phi, với tổng số lợn bị tiêu hủy là 53 con. Như vậy, sau hơn 10 ngày, kể từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tại một hộ gia đình ở ấp Bắc Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành vào ngày 7/7, đến nay trên địa bàn huyện này đã có 29 hộ chăn nuôi tại 5 xã: Phước Vinh, Thành Long, Biên giới, Hòa Thạnh và An Cơ có đàn lợn bị chết, tiêu hủy do mắc bệnh tả lợn châu Phi với trên 400 con. Riêng tại xã biên giới Hòa Hiệp (huyện Tân Biên) duy nhất có một ổ dịch phát sinh ngày 10/7 tại một hộ chăn nuôi có 76 con lợn bị tiêu hủy, đến nay chưa phát sinh thêm ổ dịch nào tại xã này.
Lê Đức Hoảnh

Có thể bạn quan tâm