Tây Ninh lập đề án ổn định cuộc sống người dân ven sông Vàm Cỏ Đông

Tây Ninh lập đề án ổn định cuộc sống người dân ven sông Vàm Cỏ Đông
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết thêm, do vốn đầu tư của đề án quá lớn, dự toán khoảng 1.400 tỷ đồng nên huyện đang thương lượng với một nhà đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh bỏ vốn xây dựng, kinh doanh nhà ở, theo hướng nhà nước giao lại quỹ đất sạch khác cho doanh nghiệp để đổi lấy công trình bờ kè. Nếu thương thảo được sớm, 2 bên sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để tiến hành thực hiện trong năm 2017. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo khảo sát của UBND huyện Gò Dầu, hiện trên địa bàn 6 xã, thị trấn của huyện (đoạn từ ấp Rạch Sơn đến cảng Thanh Phước, dài khoảng 3,3 km) có khoảng 450 hộ với trên 3.000 nhân khẩu có nhà tạm bợ lấn chiếm cả một khúc sông Vàm Cỏ Đông. Việc hình thành một dãy nhà như dãy phố xấu xí, với nhiều nhân khẩu tham gia sản xuất, sinh hoạt ven sông Vàm Cỏ Đông, đã gây cản trở giao thông đường thủy, sạt lở và nguồn nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng trên đoạn sông này. 

Theo người dân địa phương, sở dĩ ven sông Vàm Cỏ Đông, khu vực thị trấn Gò Dầu tập trung nhiều hộ gia đình sinh sống san sát nhau, qua nhiều năm họ lấn chiếm luôn ra cả bờ sông để cất nhà, một phần do tại đây có chợ thị trấn Gò Dầu được hình thành từ rất lâu đời, nhiều hộ bám víu bờ sông từ đời này qua đời khác để tìm kế mưu sinh, mặt dù phải thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập lụt, sạt lở, vệ sinh môi trường kém. 

Khi biết huyện có đề án giải tỏa, xây bờ kè ven sông và di dời nhà tạm bợ, lấn chiếm đến nơi ở mới, người dân nơi đây rất đồng tình và háo hức chờ đợi. Cụ Nguyễn Văn Nửa (86 tuổi, ngụ thị trấn Gò Dầu) đã sống ven bờ sông gần 50 năm nay cho biết: “Cứ mỗi lần có đoàn khảo sát để xây dựng bờ kè đến, thì chúng tôi lại vui mừng chờ đợi, vì sẽ có một nơi cất nhà đàng hoàng, cuộc sống ổn định hơn, nhưng không biết chừng nào đề án sẽ được thực hiện. Trong khi căn nhà tạm tôi ở đang xuống cấp trầm trọng, xin phép xây cất thì không được, mà chỉ dám sửa lại sơ sài, che chắn tạm bợ nên cuộc sống không ổn định, vệ sinh môi trường lại kém”. 

Cùng cảnh ngộ, bà Huỳnh Lệ Châu (59 tuổi) cho biết, nhà bà hư hỏng nhưng phải chịu cảnh sửa lại nhiều lần cho qua ngày, con đường ngắn dẫn vào sân nhà thường xuyên cũng bị lầy lội, mất vệ sinh, muốn lát gạch cho sạch sẽ, nhưng cũng không dám làm, vì không biết ngày nào sẽ bị di dời, giải tỏa. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Con sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh Tây Ninh có chiều dài khoảng 100 km; là đường giao thông thủy chính của các phương tiện tàu, thuyền chuyên chở hàng hóa lưu thông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh lên Tây Ninh và chiều ngược lại. Từ nhiều năm nay do nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông càng ngày bị ô nhiễm, lục bình có thời điểm ken đặc lòng sông, gây khó khăn cho di chuyển, đi lại bằng tàu thuyền của người dân. 

Ngoài ra, hai bên bờ sông hiện có xu hướng bị người dân từ các địa phương khác đến lấn chiếm, cất nhà tạm ngày càng nhiều. Ngoài đoạn sông đi qua thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu bị người dân lấn chiếm xây cất nhà cửa san sát, hiện nay dọc theo sông Vàm Cỏ Đông thuộc các huyện khác trong tỉnh cũng xảy ra tình trạng tương tự, cần được chính quyền địa phương quan tâm giải quyết, kịp thời ngăn chặn, giải tỏa, di dời, để con sông được sạch đẹp, thông thoáng hơn./. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm