Tập trung phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Tập trung phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết
Tập đoàn Masan Nutri – Science Việt Nam có 13 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc theo tiêu chuẩn hàng đầu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Tập đoàn Masan Nutri – Science Việt Nam có 13 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc theo tiêu chuẩn hàng đầu.  Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Cũng theo ông Dương, ngành chăn nuôi sẽ theo dõi sát về giá cả và nguồn cung thị trường của các sản phẩm chăn nuôi, nhất là mặt hàng thịt lợn và thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông để các cơ quan quản lý, người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ, kịp thời; tăng cường quản lý giá thức ăn, giảm giá thịt lợn. Theo đó, duy trì giá thịt lợn hơi ở mức 40.000 - 45.000 đồng/kg, giá thành xuống dưới 35.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong vụ Thu Đông 2018 – 2019 nhất là triển khai các giải pháp ngăn chặn xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào nước ta. Đồn thời, thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi... Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thời gian qua, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi luôn thuộc nhóm cao trong khu vực nông nghiệp, bình quân duy trì ở mức 5-6%/năm, góp phần giữ vững mức tăng trưởng chung cho ngành nông nghiệp. Đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và bước đầu có xuất khẩu.
Tập đoàn Masan Nutri – Science Việt Nam đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi lợn công nghệ cao . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
 Tập đoàn Masan Nutri – Science Việt Nam đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi lợn công nghệ cao . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Năm 2018, ước sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017. Đáng chú ý, tại một số địa phương như Đồng Nai, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam… quy mô chăn nuôi lợn đã dịch chuyển sang hướng tập trung công nghiệp (tại tỉnh Đồng Nai có khoảng 94% tổng đàn lợn được nuôi tại trang trại). Cùng với đó, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dự tính cả năm 2018, sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng gần 1,1 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2017; sản lượng trứng đạt khoảng 11,8 tỷ quả, tăng 11% so với năm 2017; Sữa tươi tăng khoảng 9% đạt gần 960.000 tấn so với cùng kỳ năm 2017. Ước năm 2018, xuất khẩu khoảng 500 - 550 triệu USD sản phẩm chăn nuôi gồm: thịt lợn sữa các loại đông lạnh, trứng vịt muối, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa; khoảng 400 - 450 triệu USD nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Tập đoàn Masan Nutri – Science Việt Nam đầu tư Tổ hợp chế biến thịt lợn tại tỉnh Hà Nam có công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con/năm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Tập đoàn Masan Nutri – Science Việt Nam đầu tư Tổ hợp chế biến thịt lợn tại tỉnh Hà Nam có công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con/năm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Đáng chú ý, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm và kết nối thị trường. Điển hình như tổ hợp chế biến thịt của Tập đoàn Masan công suất 140.000 tấn thịt heo/năm với công nghệ hiện địa cho thương hiệu Meat Deli đã khánh thành và đi vào hoạt động ngày 23/12. Trước đó, nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn tại huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) do Công ty Biển Đông và Deheus liên kết đã khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 11/2018 với công xuất 350.000 lợn thịt/năm… Cục cũng đang tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai xuất khẩu sản phẩm thịt lợn sang Myanma, xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản và các cơ sở xuất khẩu lợn sữa, lợn choai sang Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Malaysia…. Phối hợp với các cơ quan, hỗ trợ hoàn thiện dự án xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gia cầm và chuỗi thịt gà 4A phục vụ xuất khẩu tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa...
Thành Trung

Có thể bạn quan tâm