Tạo lập cơ chế tích tụ ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn

Tạo lập cơ chế tích tụ ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Thái Bình là tỉnh được Chính phủ lựa chọn triển khai thí điểm cơ chế tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung. Trong ảnh: Năm 2012, anh Bùi Đình Hiếu, xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thuê gần 6 ha của hơn 100 hộ trong xã để trồng chuối, cam, quý, ổi, nuôi gà. Sau 5 năm thực hiện, mô hình của anh đã phát huy hiệu quả rõ rệt, mỗi năm doanh thu từ việc bán các loại hoa quả và gà đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN.
Thái Bình là tỉnh được Chính phủ lựa chọn triển khai thí điểm cơ chế tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung. Trong ảnh: Năm 2012, anh Bùi Đình Hiếu, xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thuê gần 6 ha của hơn 100 hộ trong xã để trồng chuối, cam, quý, ổi, nuôi gà. Sau 5 năm thực hiện, mô hình của anh đã phát huy hiệu quả rõ rệt, mỗi năm doanh thu từ việc bán các loại hoa quả và gà đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN.
Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành, liên thông thủ tục đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh trong thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất. Triển khai thực hiện các đề án thí điểm về hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư; thế chấp tài sản gắn với quyền sử dụng đất tại ngân hàng ở nước ngoài. Đo đạc, lập hồ sơ địa chính, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận đối với các nông, lâm trường. Đổi mới cơ chế tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đề xuất các giải pháp phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất (bao gồm cả thị trường sơ cấp, thứ cấp), để đề xuất hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai. Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, đã có nhiều địa phương đang tích cực triển khai các mô hình tích tụ, tập trung đất đai. Cụ thể, tỉnh Thái Bình đã tích tụ, tập trung được 3.220 ha với quy mô từ 10ha/mảnh; tỉnh An Giang xây dựng cánh đồng mẫu lớn liền thửa, liền vùng với quy mô 50 ha trở lên. Nguồn lực, nguồn tài chính từ đất đai tăng mạnh, trong 11 tháng năm 2017 đã thu 92,1 nghìn tỷ, chiếm 11,65% thu ngân sách nội địa. Mặt khác cũng rà soát ranh giới được 32.193 km (đạt 77,5% khối lượng cần thực hiện); cắm được 54.756 mốc (đạt 88% khối lượng cần thực hiện), đo đạc, lập bản đồ địa chính 1.335.637/1.723.402 ha (đạt 95,1% khối lượng khối lượng cần phải đo). Có 34/45 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành công tác rà soát ranh giới, cắm mốc; 38/45 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính; 8/45 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành công tác phê duyệt phương án sử dụng đất; 10/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận. Tổng cục cũng đã hoàn thành việc lập, thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho 63/63 tỉnh, thành phố; trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của 38 tỉnh, thành phố. Cả nước đã thực hiện việc, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích khoảng 27 nghìn ha để phục vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giải quyết nhà ở cho nhân dân; khai thác đưa vào sử dụng hơn 10 nghìn ha đất chưa sử dụng; xử lý đưa vào sử dụng gần 78 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai. Cải cách hành chính trong cấp giấy chứng nhận đã có sự chuyển biến rất tích cực từ quy định đến quá trình thực thi. Trong đó các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng. Cả nước đã thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với 96,6% diện tích đất cần cấp tăng 1,8 triệu giấy so với thời điểm cuối năm 2016. Có 237/700 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai làm nền tảng cho xây dựng Chính phủ điện tử.
Văn Hào

Có thể bạn quan tâm