Tánh Linh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Tánh Linh thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Những người nông dân dân dộc K’Ho đang thực hiên biện pháp kĩ thuật thụ phấn cho cây Khổ qua tại thôn 3 xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Những người nông dân dân dộc K’Ho đang thực hiên biện pháp kĩ thuật thụ phấn cho cây Khổ qua tại thôn 3 xã La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

Huyện Tánh Linh có 6 xã vùng cao. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% dân số toàn huyện bao gồm 12 thành phần dân tộc như Raglai, Chơro, K'Ho, Dao...

Tánh Linh có diện tích đất nông nghiệp khoảng 40.000 ha, trong đó diện tích đất trồng cây hằng năm trên 13.000 ha, gồm 11.000 ha đất trồng lúa và trên 2.000 ha đất trồng cây hàng năm khác. Tổng sản lượng lương thực năm 2017 ước đạt 189.870 tấn, đạt 103,8% KH năm, tăng 7.100 tấn so với cùng kỳ.

Huyện tập trung đẩy mạnh phát triển vùng thâm canh lúa chất lượng cao, thành vùng trọng điểm lương thực của tỉnh, xây dựng logo nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh” hiện đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận; liên kết với các công ty Công ty Sơn Hưng, Công ty Công Thành, Doanh nghiệp tư nhân Thái Bình Thịnh, Công ty Sơn Hưng. Trên vùng sản xuất lúa giống, huyện liên kết với Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đóng bao tại HTX Gia An. Đặc biệt, Công ty TNHH SX & TM Đại Nhật Phát trong nhiều năm qua đã đối ứng, cung cấp phân, thuốc, giống; sau đó bao tiêu hoàn toàn sản phẩm cho nông dân.

Đối với cây bắp, huyện liên kết với Công ty TNHH KD XNK Vạn Thắng để ứng trước giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Năm 2017, diện tích liên kết đạt 163 ha, tại các xã: Đức Phú, Măng Tố, Bắc Ruộng, Lạc Tánh, Gia An, Đồng Kho. Sản lượng bắp thu mua theo hợp đồng khoảng 600 tấn.

Áp dụng kĩ thuật cấy phấn hoa Khổ Qua.
Áp dụng kĩ thuật cấy phấn hoa Khổ Qua.

Các cây trồng giống cạn khác cũng được huyện quy hoạch và đã có nhà đầu tư rót vốn sản xuất. Cây đậu xanh với diện tích khoảng 100 ha – 150 ha được liên kết với Công ty Cổ phần giống cây trồng Miền Nam, tăng lợi nhuận từ 7.000.000 đồng – 10.000.000 đồng/ha. Hiện đang tiếp tục triển khai liên kết với tập đoàn Lộc Trời tại thị trấn Lạc Tánh.

Diện tích hợp đồng 20 ha cây ớt tại các xã Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đồng Kho, Lạc Tánh, Gia An được liên kết với Công ty Hoàng Gia; sản lượng thu mua khoảng 50 tấn; lợi nhuận tăng từ 150.000.000 – 200.000.000 đồng/ha. Công ty giúp người dân cung ứng giống, vật tư và thu mua lại sản phẩm.

Ngoài ra, Công ty TNHH Việt Nông đã liên kết với nông dân xã La Ngâu (xã có nhiều người dân tộc thiểu số) thực hiện chương trình liên kết sản xuất hạt giống các loại rau, màu (bí đỏ, khổ qua…).

Ông Võ Văn Ty, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
Ông Võ Văn Ty, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Ông Võ Văn Ty, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh cho biết: “Để gắn tiêu thụ sản xuất, huyện sẽ tập trung chỉ đạo thành lập vùng sản xuất lúa giống, kết hợp với Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp bao tiêu sản phẩm và đóng bao bì,nâng cao chất lượng sản phẩm lúa hữu cơ, tạo dòng sản phẩm sạch, thực hiện chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển sang sản phẩm bắp với 1 doanh nghiệp nước ngoài ở Pháp, và họ sẽ bao tiêu sản phẩm cho mình. Thời gian tới, trên một số diện tích lúa trồng kém hiệu quả, thực hiện mô hình hai lúa 1 bắp 1 đậu ở Lạc Tánh thực tế đã cho hiệu quả cao. Phát triển diện tích cây lâu năm như điều 4000 ha, cao su 22000 ha để xuất khẩu sang châu Âu. Nói chung mọi sản phẩm nông nghiệp của huyện đều sẽ đi theo hướng "nông sản sạch", dùng phân hữu cơ để tạo giá trị kinh tế cao trên các khu vực được quy hoạch thành vùng chuyên canh của huyện và tỉnh Bình Thuận.
 
Hoa Anh Đào – Hoàng Quang Hà

Có thể bạn quan tâm