Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (bên phải) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022 – 2026. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (bên phải) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022 – 2026. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Chiều 20/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2021 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2022 - 2026.

Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng các Thứ trưởng, thủ trưởng đơn vị của hai cơ quan.

Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tư pháp" cho các cá nhân. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, giai đoạn 2014 - 2021, công tác phối hợp giữa hai bên đã được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hai cơ quan đã hoàn thành tốt các chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tiến độ và chất lượng văn bản do hai bên phối hợp xây dựng đều được đảm bảo, không có văn bản nợ đọng.

Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 2Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng Bằng khen cho các tập thể. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật luôn được quan tâm, chú trọng. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở đi vào chiều sâu, không ngừng đẩy mạnh và ngày càng có hiệu quả tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của ngành dân tộc ngày càng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ…

Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 3Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Kỷ niệm chương " Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" tặng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Việc ký kết chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan nhằm tăng cường sự phối hợp, thực hiện tốt Chiến lược công tác dân tộc, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 - 2026; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng, thực thi văn bản quy phạm pháp luật, chính sách dân tộc; đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 4
Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 5Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (bên phải) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022 – 2026. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Hai cơ quan sẽ đẩy mạnh phối hợp trong việc xây dựng, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Giai đoạn 2022-2026, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp tăng cường phối hợp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả 7 nội dung trọng tâm, trong đó có công tác xây dựng pháp luật. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tổ chức thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết; rà soát, lập danh mục văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 6Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Kỷ niệm chương " Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" tặng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Hai cơ quan phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các chương trình, đề án, dự án, chính sách có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp tăng cường phối hợp nghiên cứu, đưa các nội dung liên quan về phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số để pháp luật hóa nhằm bảo tồn, phát huy, phát triển; phối hợp tập huấn, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách dân tộc; triển khai công tác hợp tác quốc tế, nghiên cứu, chọn lọc điều ước quốc tế liên quan để cùng nhau xem xét vận dụng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dân tộc tại Việt Nam.

Tăng cường phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 7Các cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát định kỳ, thường xuyên các văn bản pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chính sách dân tộc để đề xuất cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật...

Hiền Hạnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm