Tăng chất lượng nhân lực vùng dân tộc thiểu số bằng nhiều chính sách

Tăng chất lượng nhân lực vùng dân tộc thiểu số bằng nhiều chính sách
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi và vùng khó khăn. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên nguồn lực đầu tư cho kinh tế - xã hội vùng DTTS và MN thông qua các chương trình, dự án như Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng nông thôn mới...

Kết quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy khu vực DTTS và MN có những thay đổi đáng kể trong phát triển kinh tế, xã hội, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, việc giảm nghèo ở khu vực DTTS và MN vẫn chưa thực sự bền vững và không đồng đều giữa các vùng, các nhóm dân cư. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực ở vùng DTTS và MN. Phải giải quyết được vấn đề này mới giúp “miền núi tiến kịp miền xuôi” và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chụp ảnh lưu niệm với giáo viên, học sinh trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Ảnh: cema.gov.vn
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chụp ảnh lưu niệm với giáo viên, học sinh trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Ảnh: cema.gov.vn 

Sau nhiều thập niên chung sức phát triển tổng thể nguồn nhân lực theo diện rộng, đến nay trình độ dân trí của vùng DTTS và MN đã được nâng lên đáng kể. Về cơ bản, chúng ta đã thực hiện thành công sự nghiệp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của lao động nước ta cũng được nâng lên; tiềm lực và trình độ khoa học - công nghệ trong nước đã có những bước phát triển đáng kể...

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung cả nước thì trình độ và chất lượng của lực lượng lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp, lao động vùng DTTS và MN tập trung nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ chưa cao, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo. Nhận thức và kỹ năng sống, khả năng thích ứng với môi trường mới còn hạn chế, tác phong và kỹ thuật lao động của nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, số lượng cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển  đất nước trong giai đoạn tới, nhất là thời kỳ công nghiệp 4.0.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trao bằng khen cho gương điển hình khởi nghiệp trong chương trình "Khát vọng khởi nghiệp - Bừng sáng bản làng". Ảnh: cema.gov.vn
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trao bằng khen cho gương điển hình khởi nghiệp trong chương trình "Khát vọng khởi nghiệp - Bừng sáng bản làng". Ảnh: cema.gov.vn

Trả lời về quan điểm của Ủy ban Dân tộc và chủ trương tham mưu cho Chính phủ để có những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích và thu hút nguồn nhân lực cho vùng DTTS, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và MN, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết: Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của việc nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố nền tảng, quyết định để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng DTTS và MN. Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành hữu quan, thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ sau:
 
- Tiếp tục quy hoạch, mở rộng hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường Phổ thông dân tộc bán trú; hỗ trợ kinh phí, gạo cho các em thuộc hộ DTTS nghèo có điều kiện học tập nâng cao trình độ.

- Đánh giá thực trạng các trường dạy nghề cho con em DTTS để có sự điều chỉnh phù hợp, theo hướng sau học nghề gắn với tìm kiếm việc làm.

- Đẩy nhanh việc nghiên cứu, tham vấn ý kiến các nhà khoa, các nhà quản lý, các Bộ, ngành địa phương để sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành 2 Đề án: Đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ cho người DTTS bằng nguồn ngân sách nhà nước và Cơ chế đặc thù tuyển dụng công chức, viên chức người DTTS công tác ở vùng DTTS&MN trong hệ thống chính trị.

- Tích cực triển khai thực hiện đề án, bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho công chức, viên chức trong hệ thống chính trị theo Quyết định 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Thào Xuân Sùng tặng Bằng khen các cháu học sinh tại Lễ tuyên dươnghọc sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2017. Ảnh: bandantoc.thainguyen.gov.vn
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Thào Xuân Sùng tặng Bằng khen các cháu học sinh tại Lễ tuyên dươnghọc sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2017Ảnh: bandantoc.thainguyen.gov.vn

Chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và MN được nâng cao, thu hút và khuyến khích được nhiều, trí thức và nhân tài gắn bó lâu dài với vùng DTTS và MN chính là “đòn bẩy”  quan trọng để nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng DTTS và MN.
                  Hoàng Tâm

Có thể bạn quan tâm