Tăng bu - Điệu múa truyền thống của người Kháng ở Điện Biên

Người Kháng tỉnh Điện Biên là dân tộc còn lưu giữ được khá nhiều những nét văn hóa đặc trưng và tiêu biểu của dân tộc mình như: hát đối, hát giao duyên. Ngoài ra còn có các điệu múa: múa xòe, múa sạp, múa tầm đao… Trong số đó, múa Tăng bu là điệu múa truyền thống rõ nét nhất của dân tộc Kháng.

Múa Tăng bu – là điệu múa bằng cách nghệ thuật hóa động tác chọc lỗ tra hạt trong lao động sản xuất vào điệu múa, những động tác tưởng chừng như khô khan cứng nhắc nay trở nên uyển chuyển mềm mại và có nhịp điệu hơn. Đây còn là tiết mục vui chơi thu hút được rất nhiều người tham gia, nhất là các thanh niên nam, nữ. Trong các dịp lễ hội, họ rủ nhau từ các làng bản khác cùng về đây tham gia múa cùng dân bản. Nhiều người đứng nối nhau xếp thành vòng tròn lớn, một tay bám lên vai người đi trước, một tay cầm cây tăng bu.

Cây tăng bu được làm bằng một đoạn thân cây nứa, có đường kính thân khoảng từ 4- 6cm, dài khoảng từ 1,4m- 1,6m tùy theo mỗi người. Sau một nhịp dẫn, tất cả mọi người cùng vỗ mạnh cây tăng bu xuống sàn gỗ, tạo nên một dàn âm thanh cộng hưởng. Dàn âm thanh này luôn được giữ nhịp rất đều, những người tham gia múa vừa phải đảm bảo tạo ra âm thanh, vừa bước uyển chuyển theo nhịp điệu và giữ nhịp cho đều.

Sau mấy vòng múa lại xoay chiều di chuyển một lần, cứ như thế vòng múa tăng bu tạo cho người tham ra một cảm giác đầm ấm, đoàn kết, vui vẻ như không hề biết dừng lại. Nếu có một thành viên nào muốn nghỉ sẽ tự rời khỏi vòng và lập tức có thành viên khác thay thế, vòng múa không bị gián đoạn.

Có thể nói phần múa Tăng bu trong chuỗi các tiết mục văn nghệ thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian diễn ra trong lễ hội của người Kháng là phần chơi hấp dẫn và kéo dài nhất. Đặc biệt các bạn trẻ nam nữ thanh niên tham gia rất đông vui và kéo dài cho tới tận đêm khuya.

Ngày nay, phương thức canh tác theo hình thức chọc lỗ tra hạt vẫn còn phổ biến trong đồng bào các dân tộc thiểu số, vì vậy điệu múa tăng bu mô tả hình ảnh chọc lỗ tra hạt vẫn còn tồn tại trong đời sống văn hóa văn nghệ của đồng bào. Nó như một sản phẩm kết tinh từ sự sáng tạo của đồng bào trong quá trình lao động với một nền tảng âm nhạc dân gian phong phú, đặc sắc. Như vậy, múa tăng bu không còn chỉ hạn chế trong một gia đình hay dòng họ mà nó là ngày hội chung của cả bản, cả vùng.

Múa Tăng bu đã thể hiện được những nét truyền thống đặc trưng riêng của người Kháng nơi đây, góp phần làm phong phú thêm nền di sản văn hóa của tỉnh Điện Biên nói riêng và nền di sản văn hóa Việt Nam nói chung.   
 
Theo dantocviet.cinet.gov.vn 

Tin liên quan

Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái (Bài cuối)

Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng, từ rất xa xưa, người Thái vùng Tây Bắc đã truyền nhau câu hát: “Không xòe không vui/ Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe cây lúa không trổ bông/ Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế, chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn của cả bản làng, bởi "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...". Với người Thái vùng Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của họ. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, TTXVN giới thiệu cùng độc giả loạt 3 bài chủ đề “Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái”


Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái (Bài 2)

Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng, từ rất xa xưa, người Thái vùng Tây Bắc đã truyền nhau câu hát: “Không xòe không vui/ Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe cây lúa không trổ bông/ Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế, chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn của cả bản làng, bởi "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...". Với người Thái vùng Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của họ. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, TTXVN giới thiệu cùng độc giả loạt 3 bài chủ đề “Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái”


Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái (Bài 1)

Múa xòe có từ bao giờ không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng, từ rất xa xưa, người Thái vùng Tây Bắc đã truyền nhau câu hát: “Không xòe không vui/ Không xòe cây ngô không ra bắp/ Không xòe cây lúa không trổ bông/ Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế, chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái có thể vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay lễ lớn của cả bản làng, bởi "Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...". Với người Thái vùng Tây Bắc, múa xòe như một phần cuộc sống, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của họ. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, TTXVN giới thiệu cùng độc giả loạt 3 bài chủ đề “Nghệ thuật múa xòe trong văn hóa Thái”.


Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.


Múa nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, môn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc đã được đưa vào giảng dạy trong các trường văn hóa nghệ thuật. Nhiều biên đạo múa đã xây dựng những chương trình nghệ thuật đặc sắc về múa dân gian phục vụ các sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và khu vực... Tuy nhiên, có những điệu múa của đồng bào dân tộc thiểu số chỉ xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống, gắn với không gian linh thiêng nên ít khi xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn. Tiêu biểu như điệu múa chiêu của dân tộc Xơ Đăng và các điệu múa chuông, múa rùa, múa dao, múa kiếm... của dân tộc Dao; múa trong nghi lễ Then của các dân tộc Tày, Nùng...


Múa dân gian trong các lễ hội truyền thống của người K'Ho

Những điệu múa dân gian của người K’Ho có từ lâu đời và nó không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của người K’Ho. Bởi nó gần như là nghi thức bắt buộc, các điệu múa ở đây mang đậm ý nghĩa tâm linh nhằm tạ ơn Yàng và các thần linh đã phù hộ cho buôn làng cây lúa tốt tươi, kho lúa đầy bồ, cuộc sống bình yên...


Độc đáo điệu múa Chuông của người Dao Suối Quyền

Cũng giống như đồng bào Dao đỏ ở nhiều địa phương, đồng bào Dao ở xã Suối Quyền huyện Văn Chấn (Yên Bái) có nhiều lễ nghi quan trọng như lễ Lập tịch, Tết thanh minh; Tết nhảy (là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn vương). Trong những lễ nghi này đồng bào Dao ở Suối Quyền không thể thiếu điệu múa Chuông. Đây là điệu múa nằm trong khuôn múa thiêng vì có sự xuất hiện của ông Mo và chỉ những người đàn ông mới được múa.


Đặc sắc điệu múa bắt ba ba của người Dao Đỏ

Những điệu múa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng được hình thành từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, đồng thời, mô phỏng các động tác lao động và sinh hoạt của con người dân tộc đó. Múa bắt ba ba (Piáo tộ) của người Dao Đỏ là một trong những điệu múa độc đáo, đặc sắc bởi không giống với bất kỳ điệu múa của một dân tộc nào khác và trở thành niềm tự hào được giữ gìn trong đời sống tinh thần của người Dao Đỏ ở Cao Bằng từ bao đời nay.


Những điệu múa truyền thống của đồng bào Chăm

Lễ hội, lễ tục Chăm là cái nôi chứa đựng kho tàng văn nghệ dân gian đặc sắc, trong đó múa là phần hồn không thể thiếu. Hầu như không có lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai.


Những điệu múa dân gian độc đáo ở Cao Bằng

Non nước Cao Bằng với những nét đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt của nhiều dân tộc đã dệt nên một kho tàng nghệ thuật dân gian phong phú. Trong đó, những điệu múa dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao… vừa mang đậm bản sắc của mỗi dân tộc vừa độc đáo và phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào.


Múa Chiêu, nét văn hóa độc đáo của người H’Lăng

Nói đến Tây Nguyên, du khách sẽ nhớ về những điệu múa xoang nhịp nhàng bên đống lửa bập bùng hòa quyện với làn điệu cồng chiêng trầm bổng, hay những bức tượng nhà mồ, mái nhà Rông cao vút… Tuy nhiên, ít người được chiêm ngưỡng làn điệu múa Chiêu, nét văn hóa đặc sắc của người H’Lăng tại Kon Tum, bởi điệu múa này chỉ lưu truyền trong một tộc ít người nơi đây.


Đắm say điệu múa Áu Eo

Miền Tây Bắc, xứ sở của hoa ban nở trắng rừng, của những thiên tình sử, những áng sử thi hùng tráng, những câu hát dân ca ngọt ngào như nước suối, những trang phục sặc sỡ màu sắc và là quê hương của những điệu múa dân gian sôi động. Đối với người Khơ-mú ở Sơn La, họ đã làm nên những điệu múa áu eo, tăng bu say đắm lòng người.


Nghệ thuật múa chim Grứ của đồng bào Ê Đê

Múa Chim Grứ (chim đại bàng) là một trong những điệu múa phổ biến trong các lễ hội lớn hay trong nghi lễ cúng Yàng, cầu khấn các thần linh mà người Ê Đê coi là thần hộ mệnh cho con người. Đặc biệt trong lễ bỏ mả (lui msát), thông qua động tác múa thể hiện lời chào từ biệt của người còn sống đối với người đã đi về cõi ông bà tổ tiên.



Đề xuất