Tái thả 70 cá thể rùa

Ngày 12/7, Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp với Chương trình Bảo tồn rùa châu Á tổ chức tái thả 70 cá thể rùa về với tự nhiên.

Tai tha 70 ca the rua hinh anh 1Tái thả các cá thể rùa về với tự nhiên. Ảnh: TTXVN

Theo đó, trong số 70 cá thể rùa được tái thả lần này, có 56 cá thể rùa đầu to và 14 cá thể rùa sa nhân (phân loài miền Trung). Trước khi tái thả, chuyên gia bảo tồn đã tiến hành đo thông số các tấm trên mai, yếm rùa và gắn thẻ để phục vụ công tác nhận dạng loài phụ trong tương lai.

Đại diện Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết, tất cả cá thể rùa lần này đều là tang vật, vật chứng từ các vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép hoặc được tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng. Chúng được cứu hộ, tiếp nhận, chữa trị, chăm sóc, phục hồi tập tính, bảo đảm sức khỏe, đủ điều kiện trở lại sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Vườn Quốc gia Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả với hàng ngàn cá thể động vật của nhiều loài khác nhau, tại rừng nguyên sinh Cúc Phương và các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước. Hoạt động này góp phần lan tỏa sâu rộng tới cộng đồng về ý thức, trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân, tập thể trong sứ mệnh bảo vệ động vật hoang dã nói riêng và thiên nhiên nói chung.

Vườn Quốc gia Cúc phương luôn chú trọng công tác cứu hộ và bảo tồn rùa. Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) có diện tích 7.000 m2 đang nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo hộ khoảng 3.000 cá thể của gần 30 loài rùa cạn và rùa nước ngọt.

Tường Vi

Tin liên quan

Quảng Ngãi thả cá thể rùa Sa Nhân quý hiếm về tự nhiên

Ngày 16/3, Hạt Kiểm lâm liên huyện Sơn Tịnh - thành phố Quảng Ngãi phối hợp với Hạt Kiểm lâm thị xã Đức Phổ, UBND xã Phổ Phong (thị xã Đức Phổ) tiến hành thả cá thể rùa Sa Nhân nguy cấp, quý hiếm về lại rừng phòng hộ tự nhiên. Khu vực thả thuộc lô 4, khoảnh 2, tiểu khu 319, thôn Vạn Trung, xã Phổ Phong.


Bảo tồn, bảo vệ quần thể và nơi sinh cư của Rùa biển

Rùa biển (Chelonioidea) là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và đang được sự quan tâm bảo vệ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chương trình, kế hoạch hành động bảo tồn các loài Rùa biển. Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là nơi đầu tiên của nước ta thực hiện thành công chương trình bảo tồn Rùa biển.


Bảo vệ rừng nguyên sinh ở Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên - Huế

Nằm giáp khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên - Huế đang là mái nhà chung của nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt là không gian sinh tồn của loài sao la - một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới, sinh sống trong núi rừng Việt Nam. Công tác bảo vệ rừng ở đây những năm qua luôn được thực hiện nghiêm ngặt, góp phần hạn chế thấp nhất những tác động xâm hại của con người đối với thiên nhiên.


Bảo vệ thành công nhiều ổ rùa tại biển Hòn Cau

Từ tháng 6 đến tháng 9/2017, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Tuy Phong, Bình Thuận) đã phát hiện và di dời thành công 7 ổ trứng rùa về nơi ấp nở an toàn; 2 ổ trứng khác để ở môi trường tự nhiên.



Đề xuất