Tại sao không nên uống cà phê khi bụng đói?

Tại sao không nên uống cà phê khi bụng đói?
Uống cà phê khi bụng đói có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm dạ dày tăng cường tiết axit, thậm chí là tiết rất nhiều. Nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây tổn hại bề mặt màng lót bên trong dạ dày, theo Mirror.

Uống cà phê khi bụng đói còn gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu. Ngoài ra, cơ thể sẽ cảm thấy run, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm trạng, tiến sĩ Adam Simon tại Đại học Manchester (Anh), cho biết.

Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện cảm giác bồn chồn, tăng nhịp tim, dễ nổi nóng và thiếu khả năng tập trung. Các chuyên gia cho rằng uống cà phê khi bụng đói cũng gây gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể.

Tại sao không nên uống cà phê khi bụng đói? ảnh 1
Uống cà phê khi bụng đang đói sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Nói một cách đơn giản, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể giải phóng một loại hoóc môn gọi là cortisol khi thức dậy. Cortisol giúp cơ thể mau tỉnh táo. Nghiên cứu cho thấy uống cà phê ngay sau khi thức dậy, có thể là buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa, làm giảm nồng động cortisol trong cơ thể, theo Business Insider.

Do đó, không ít trường hợp muốn uống cà phê để tỉnh ngủ nhưng lại càng cảm thấy buồn ngủ hơn. Hiện tượng này không phải lúc nào cũng bị.

Để đảm bảo lợi ích của cà phê, các chuyên gia khuyến cáo sau khi thức dậy, dù là sáng sớm hay sau giờ ngủ trưa, nếu muốn uống cà phê thì hãy ăn chút gì đó. Không nhất thiết phải ăn trước rồi mới được uống cà phê mà có thể vừa ăn vừa uống, theo Mirror.
Theo thanhnien.vn

Có thể bạn quan tâm