Tái hiện Nghi lễ “Lẩu Then” của đồng bào dân tộc Tày

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2019, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Tày đến từ tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức tái hiện nghi lễ Lẩu Then đặc sắc của dân tộc mình.

 

Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 1
 Thầy Then tổ chức báo lễ. Ảnh: Hoàng Hải  
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 2
Xin quẻ trước khi vào lễ chính. Ảnh: Hoàng Hải 

Trong những nghi thức dân gian, nghi lễ Lẩu Then, diễn xướng Then là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày. Các thầy then là người có uy tín trong cộng đồng, là người am hiểu về phong tục, có thể thực hiện tất cả những nghi lễ tâm linh truyền  thống, từ ma chay, cưới hỏi đến mừng thọ... Các thầy then càng có các cấp bậc cao càng có nhiều quyền năng cũng như uy tín. Sau một thời gian hành nghề, các thầy Then sẽ tổ chức một cuộc đại lễ, để lên bậc.

Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 3
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 4
Thầy Then tiến hành nghi thức mời thân linh về nhập vào bản thân mình.
Ảnh: Hoàng Hải 

“Nghi lễ Lẩu Then” được tổ chức tái hiện đảm bảo nguyên gốc phần nghi lễ theo đúng phong tục của địa phương.

Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 5
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 6
Thầy Then tổ chức khai lẩu, sau đó sẽ ban lộc cho mọi người. Ảnh: Hoàng Hải 

Chủ lễ của “Nghi lễ Lẩu Then” là ông Nguyễn Văn Thọ. Trình tự “Nghi lễ Lẩu Then” gồm các bước: Nhà Then tổ chức báo lễ, đón rước các vị tổ nghề Then được thờ tự trong gia tiên xuống nhân gian chứng kiến đàn lễ. Phần “Kiểm lễ”, nhà Then kiểm đếm các loại lễ vật được dâng cúng trong buổi lễ. Phần thứ 3, nhà Then sẽ tổ chức khai lẩu. Thầy Then sẽ ban lộc, rượu, sau đó sẽ phát bùa chú, buộc sợi dây chỉ vàng vào cổ tay từng người. Tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh, mong muốn trong cuộc sống của mỗi người mà thầy Then sẽ ban lời chúc, bình an, cầu lộc, cầu tài, xua đuổi tà khí cho mọi người. Sau đó, nhà Then hát báo cáo trình buổi lễ đã hoan hỉ và múa chầu hầu. Phần cuối cùng là hát để hồi binh, hồi mã kết thúc buổi lễ.

Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 7
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 8
Thầy Then tiến hành phát bùa chú và buộc dây đỏ vào cổ tay mọi người để cầu tài, cầu lộc, xua đuổi tà khí… Ảnh: Hoàng Hải 
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 9
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 10
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 11
Sau khi ban lộc, nhà Then hát múa chầu hầu. Ảnh: Hoàng Hải 
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 12
Nhà Then hát hồi binh, hồi mã để hoan hỉ kết thúc buổi lễ. Ảnh: Hoàng Hải
 
Tai hien Nghi le “Lau Then” cua dong bao dan toc Tay hinh anh 13
Đốt vàng mã và tạ ơn trời đất ban cho buổi lễ được tiến hành suôn sẻ, tổ đẹp. Ảnh: Hoàng Hải 

“Nghi lễ Lẩu Then” của người Tày vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng giá trị cổ truyền, duy trì một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa và gắn kết tình làng nghĩa xóm của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Lạng Sơn.

Hoàng Hải


Tin liên quan

Hội xuống đồng của người Tày

Hàng năm, vào ngày Hợi đầu tiên của tháng Giêng, người Tày lại tấp nập mở Hội xuống đồng. Nhưng thực ra quá trình chuẩn bị mở hội đã diễn ra từ trong năm. Các dòng họ trong các bản đều được phân công lo các phần việc chuẩn bị mở hội như: chọn dây song để kéo co, chọn cây còn, lễ vật cúng chung…


Độc đáo Tết của người Tày ở Hà Giang

Bản sắc văn hóa phong tục tập quán ngày Tết của người Tày ở Hà Giang mang đậm nét nhân văn sâu sắc về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình thân yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.


Tục cắm “bâu phật” của người Tày ở Cao Bằng

Người Tày ở Cao Bằng có tục cắm “bâu phật” (cắm chùm lá tươi) bên cửa ra vào khi trong nhà có con dâu sinh con, để báo tin với mọi người về việc vui của gia đình. Tục lệ này đến nay vẫn được người Tày ở các bản vùng cao duy trì.


Lễ thu hồn vía cho lúa của người Tày

Đối với người Tày (Cao Bằng), gần như tháng nào trong năm cũng có ngày lễ, tết; mỗi ngày lễ, tết đều có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều hàm chứa những giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc. Điển hình có lễ khoăn khẩu - lễ thu hồn vía cho lúa.


Trang phục dân tộc Tày

Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Đông Bắc nước ta. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác. Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh.


Lễ hội mừng cơm mới của người Tày

Những người “sành điệu” về du lịch vùng cao thường cho rằng lên Tây Bắc phù hợp nhất là vào mùa Thu, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vào thời điểm này, ngoài tiết trời trong xanh, khô ráo thuận lợi cho leo núi và du lịch bản làng còn có một lý do quan trọng khác, đó là mùa các chân ruộng bậc thang vào độ chín, mùa bản làng Tây Bắc rộn ràng hương lúa mới với nét văn hóa bản địa độc đáo là hội cốm, tức "ăn mừng cơm mới" (còn gọi là "kin khẩu mẩu") của đồng bào các dân tộc, trong đó có người Tày Lào Cai.


Lễ Pủ Lường của người Tày

Lễ Pủ Lường (mừng thọ) là một nghi lễ độc đáo trong vòng đời của người Tày. Đây là dịp để con cháu thể hiện sự tôn kính với các bậc cao niên được thực hiện với một nghi thức tôn nghiêm, trang trọng, mang bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của từng dân tộc.



Đề xuất