Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết toàn dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào đến từ tỉnh Phú Yên đã tổ chức tái hiện Lễ hội cầu ngư đặc sắc.

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 1
Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 2Lễ rước Nghinh ông nhập điện. Ảnh: Hoàng Tâm

Lễ hội cầu ngư là một loại hình lễ hội truyền thống dân gian độc đáo của ngư dân các làng chài ven biển ở khu vực Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng, là một trong những sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của ngư dân vùng biển, gắn với các tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tên gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi).

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 3Màn võ ca tiếp đón Nghinh ông. Ảnh: Hoàng Tâm

Từ xa xưa tín ngưỡng thờ cúng đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa của người Việt. Đối với những người dân vùng biển, cá Ông luôn được tôn thờ và có một vị trí đặc biệt trong đời sống của ngư dân.

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 4
Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 5
Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 6Các ông hành lễ, ông chánh tế,  ông đông hiến,  ông tây hiến,  ông tổng lái, ông tổng mũi làm thủ tục cúng tế mời rước Nghinh ông. Ảnh: Hoàng Tâm 

Cá Ông được ngư dân coi là vị cứu tinh vì thường giúp thuyền của họ vượt qua hiểm nguy khi biển động để về bờ an toàn.

Lễ hội cầu ngư được tổ chức long trọng trang nghiêm vào tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Là dịp người dân tưởng nhớ những vị thần linh đã phù trợ cho họ; cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặn, để ngư dân khi lênh đênh trên biển được bình an trở về với nhiều tôm, cá. Lễ hội cầu ngư gồm có hai phần chính đó là phần lễ và phần hội.

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 7Bà con thành tâm mời Nghinh ông nhập điện để tỏ lòng biết ơn. Ảnh: Hoàng Tâm

Phần lễ được diễn ra một cách trang nghiêm với những nghi thức tế lễ như: Lễ rước Sắc; Lễ rước (thỉnh) Bà Thiên Y A Na, rước Thành Hoàng bổn cảnh, rước âm hồn, cô hồn; Lễ Nghinh Ông Nam Hải; Chèo hầu bả trạo; Lễ thỉnh Sanh; Lễ tế Thần Nam Hải; Lễ khai tiên.

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 8
Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 9
Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 10Màn hát chèo Bả trạo hầu Ông. Ảnh: Hoàng Tâm

Sau phần lễ là phần hội. Phần hội được diễn ra một cách sinh động qua các loại hình diễn xướng dẫn gian. Tuỳ vào điều kiện của mỗi địa phương mà có một hình thức tổ chức lễ hội riêng, nhưng cũng đều là các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng... và đặc biệt là các loại hình nghệ thuật được lồng ghép rất đặc sắc: múa siêu, hát Tuồng, Bài chòi và Hát Bả trạo.

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 11 Các tiết mục múa hát mô phỏng hoạt động nghề đi biển của bà con. Ảnh: Hoàng Tâm

Hát bả trạo là một hình thức hát múa đặc trưng của Lễ hội cầu ngư (bả: nắm, trạo: chèo đò). Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn “Đức Ông”; thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.

Tái hiện Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên ảnh 12Hò kéo lưới với nội dung mô tả ngày trở về, sum vầy, được mùa bội thu. Ảnh: Hoàng Tâm

Lễ hội cầu ngư không những góp phần làm tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng, mà còn củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho những ngư dân ngày đêm bám biển.

Hoàng Tâm

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm