• Bảo tồn, phát triển nguồn gen cây dược liệu quý tại Ninh Thuận

    Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung bảo tồn, phát triển nguồn gen cây dược liệu quý hiếm gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Từ đó, tỉnh đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nhằm đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

    10:00 | 30-01-2023 | Kinh nghiệm làm ăn

  • Bảo tồn nguồn gen ngựa bạch Lạng Sơn

    Xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng được biết đến là địa phương có đàn ngựa bạch nhiều nhất tỉnh Lạng Sơn. Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi nên nhiều hộ gia đình dân tộc Tày và Nùng ở Hữu Kiên đã mạnh dạn chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi hàng hóa tập trung, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu.

    07:41 | 25-08-2022 | Đặc sản địa phương

  • Vinasoy thu thập, nghiên cứu hơn 1.500 nguồn gen đậu nành quý

    Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC - thuộc Công ty Sữa đậu nành Việt Nam) vừa thực hiện đợt trồng khảo nghiệm, đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành quý tại Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên sau 10 năm thu thập, nghiên cứu. Đây là đợt trồng đánh giá toàn bộ tập đoàn nguồn gen đậu nành hiện có để làm vật liệu lai tạo giống, nhằm phát triển các giống đậu nành mới có chất lượng dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với các vùng nguyên liệu khắp cả nước.

    12:46 | 07-07-2022 | Xã hội

  • Lai tạo thành công giống lúa mới từ nguồn gen lúa màu cổ truyền

    Ngày 9/4 tại Tp. Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Đào Minh Sô, Trưởng bộ môn chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thông tin đã lai tạo thành công giống lúa mới lấy tên Mắt rồng (SR20), vừa giữ được nhiều ưu điểm của giống lúa màu cổ truyền vừa có giá trị phổ biến cao.

    14:14 | 09-04-2021 | Kinh nghiệm làm ăn

  • Đắk Nông đầu tư bảo tồn nguồn gen bản địa quý hiếm

    Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký quyết định phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học công nghệ về quỹ gen tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu trọng tâm của Đề án là bảo tồn các nguồn gen thực vật bản địa, song song với đó là sử dụng các giá trị đa dạng sinh học cho phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe và giáo dục môi trường.

    08:23 | 17-12-2020 | Xã hội

  • Gìn giữ nét đẹp hoang sơ của Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén

    Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, mang đậm nét hoang sơ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý, hiếm có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường. Vì vậy, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được coi là nhiệm vụ hàng đầu của Ban Quản lý rừng đặc dụng, Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.

    09:08 | 27-02-2020 | Du lịch

  • Quy định về bảo tồn nguồn gen giống cây trồng

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

    19:45 | 16-12-2019 | Chính sách

  • Bảo tồn, nhân rộng nguồn gen nấm Linh chi Vườn Quốc gia Phước Bình

    Để bảo tồn thành công nguồn gen các loại nấm Linh chi quý, đồng thời mở ra mô hình phát triển kinh tế mới từ cây nấm Linh chi cho người dân, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) đang phối hợp với các cơ quan khoa học nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen này; qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng.

    09:10 | 09-09-2019 | Kinh nghiệm làm ăn

  • Thanh Hóa bảo tồn nguồn gen bò Vàng bản địa quý hiếm

    Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa vừa thực hiện thành công Đề tài khoa học “Xây dựng vùng nuôi, bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa (giai đoạn 2015-2018)”. Đề tài đã xây dựng được vùng nuôi và mô hình nuôi bảo tồn giống bò vàng tại huyện Tĩnh Gia, qua đó góp phần bảo vệ giống vật nuôi bản địa quý và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

    09:58 | 23-05-2019 | Xã hội

  • Hợp tác công tư về tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cho người dân nhìn từ mô hình thí điểm ở Tả Phìn

    Việt Nam được ghi nhận là nước có tiềm năng đa dạng sinh học phong phú và sự đa dạng cao về các nguồn gen quý, hiếm. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ hợp lý, công bằng lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen là một trong ba mục tiêu của Công ước Đa dạng sinh học và được xác định là cơ chế quan trọng trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam. Việc này có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, đồng thời, bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên.

    12:56 | 22-05-2019 | Xã hội

  • Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

    Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên được thành lập ở Việt Nam. Năm 1962, dựa trên những giá trị độc đáo về lịch sử địa chất, cảnh quan và ý nghĩa khoa học của thực, động vật ở Cúc Phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72 về xây dựng bảo vệ và quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học về động, thực vật và lâm học nhiệt đới.

    08:48 | 27-11-2017 | Xã hội

  • Thanh Hóa phục hồi và phát triển nguồn gen quý hiếm vịt Cổ Lũng

    Vịt Cổ Lũng hay còn gọi là vịt Mường Khòong có màu lông cánh sẻ, xương nhỏ, cổ rụt, chân nhỏ lùn. Giống vịt này chỉ ăn lúa, cua, ốc, rong rêu bên suối nên thịt nhiều nạc và chắc, ngọt, thơm. Tuy nhiên, việc nuôi vịt Cổ Lũng còn nhỏ lẻ, kỹ thuật hạn chế và lai tạo nhiều khiến loài vịt này đang dần mất đi nguồn gen.

    19:23 | 26-11-2017 | Đặc sản địa phương

  • Quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

    Ngày 19/7, tại Hội nghị phổ biến, hướng dẫn Nghị định số 59/2017 ngày 12/5/2017 của Chính phủ về “Quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen”, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học Phạm Anh Cường cho rằng, việc ban hành một văn bản mới nhằm một bước hoàn thiện hệ thống luật pháp và nội luật hóa Nghị định thư Nagoya (về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen), là một yêu cầu cấp thiết sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 31 của các bên tham gia Nghị định thư vào tháng 4 năm 2014, sau nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

    15:03 | 19-07-2017 | Chính sách

  • Quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen

    Theo Nghị định số 59/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, việc chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen phải đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các bên có liên quan và góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên sinh học, thúc đẩy các quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa nguồn gen. Việc chia sẻ này cần chú trọng đến vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền.

    08:38 | 22-05-2017 | Chính sách

  • Bảo tồn và phát triển nguồn gen quý lúa Nếp cái hạt cau

    Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện đề tài khoa học Bảo tồn, lưu giữ, phát triển nguồn gen lúa Nếp cái hạt cau nhằm tiếp tục duy trì, nhân giống, khai thác hiệu quả nguồn gen quý trước sự thoái hóa giống đang diễn ra.

    08:25 | 01-05-2017 | Xã hội